TTLV: “Phát Triển Trekking Tour Tỉnh Lâm Đồng”

Thứ tư - 12/11/2014 04:02

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Quốc Văn                 

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/09/1984

4. Nơi sinh:  Đức Quang - Đức Thọ - Hà tĩnh

5. Quyết định công nhận học viên số: 1555/2011/QĐ/ XHNV – SĐH. Ngày 25 tháng 05 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: “Phát Triển Trekking Tour Tỉnh Lâm Đồng”

8. Chuyên ngành: Du Lịch            Mã số: (Chương trình đào tạo thí điểm)

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Vinh, giảng viên Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã tập trung vào những vấn đề nghiên cứu của phương pháp luận căn bản về du lịch trekking từ lý luận đến thực tiễn. Trong chương 1, tác giả luận văn đã lựa chọn hai quan điểm của nhà nghiên cứu du lịch trekkking trong và ngoài nước, đồng thời phân tích một số kinh nghiệm từ kinh doanh du lịch và kinh doanh du lịch trekking ở Việt Nam và trên Thế giới. Ngoài ra luận văn đã được khái quát hóa về điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất cho loại hình du lịch trekking trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong chương 2, tác giả đã phân tích kỹ về các điều kiện phát triển trekking tour theo hệ thống và đã dựa trên mô hình marketing du lịch (marketing mix) để các công ty du lịch tận dụng được những lợi thế vốn có của mình trong hoạt động kinh doanh. Thông qua số liệu thứ cấp như: doanh thu, chỉ tiêu, vốn đầu tư, số lượng khách hay dữ liệu sơ cấp được thu thập bởi tác giả luận văn và sau đó đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động trekking tour tại các điểm trekking. Các công ty được tác giả tìm hiểu hiện tại đang tổ chức và vận hành các lộ trình trekking phổ biến ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh. Từ các phân tích thực tiễn đó, luận văn đã chỉ ra một số tồn tại cụ thể của trekking tour tỉnh Lâm Đồng. Đây là cơ sở để tác giả có thể đề xuất các giải pháp cho các tổ chức hữu quan nhằm phát triển hoạt động du lịch trekking tại đây. Trong đó mô hình marketing du lịch sẽ được các công ty đang khai thác loại hình du lịch trekking này đặc biệt chú trọng. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp du lịch chính là nền tảng và động lực để Lâm Đồng phát triển hoạt động trekking tour.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:  

Luận văn nghiên cứu tổng quát về điều kiện phát triển và toàn bộ thực trạng, tiềm năng của trekking tour tỉnh Lâm Đồng. Qua đó, đưa ra được những kết quả đạt được và đồng thời rút ra những tồn tại, hạn chế của tình hình khai thác trekking tour tỉnh Lâm Đồng. Các giải pháp và các khuyến nghị nhằm phát triển trekking tour cũng được căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

“Nghiên cứu du lịch trách nhiệm tại Tiền Giang”, lấy ví dụ:  cồn Thới Sơn”

“Nghiên cứu marketing điểm đến cho du lịch Phú Yên”

13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:

Chưa có công trình công bố khoa học

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name:  Tran Quoc Van                             2. Sex: Male

3. Date of birth: the 4th of September, 1984         4. Place of birth:  Ha Tinh Province

5. Admission decision number: 1555/2011QD – XHNV – KH&SDH. Dated May, 25th, 2011

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Development of Trekking tour in Lam Dong Province

8. Major:  Tourism                                              9. Code: (experiment training program)

10. Supervisors: PhD. Nguyen Quang Vinh. Lecturer of faculty of tourism studies of University of Social Sciences of Humanities, Vietnam national University Hanoi.

11. The summary of the thesis’ findings: The thesis focused on case studies of basic hypothesis of trekking tourism coming from the theory to the reality. In the first chapter, the thesis’ author chose two perspectives of trekking researcher inside and outside of the country, as well as analyzing some experience both from the tourism business and the trekking tourism business in Vietnam and all over the world. On the other hand, the thesis has been generalized about natural resources and facilities for the type of trekking tourism in Lamdong.

In the second chapter, the author analyzed carefully about system-based development conditions trekking tour, and was basing on the Tourism marketing model or Marketing Mix model that travel agents took advantage of their own benefits in the business. Through the figures of the secondary data: turnover, quota, investment, a number of visitors or the primary data was collected by writer’s thesis and it then analyzed situations of trekking tour in some trekking places. All of travel agents were researched by the author which run and organized the trekking tour in this province. In reality, the thesis pointed out some limits of trekking tour in Lamdong. That was the main reason, the author could suggest solutions for the government which are grown up trekking tourism in this area. Tourism marketing model will be chosen by travel agency mainly, by the way when choosing business model and sustainable development of travel company that is the foundation and the stimuli for trekking tourism development in Lamdong province.

12. Practical applicability, if any: The thesis was researched all of development conditions, the potential and the situation of trekking tour in Lam Dong province. After that, the thesis is given some results and is retreated some shortcomings, some limitations of business trekking tourism in Lamdong province.

All of solutions and recommendations was based on the realistic approach and research result.

13. Further research directions, if any: I got some of them, Such as:

 “Researching of Responsible Tourism in Tien Giang - Mekong” Example Thoi Son, (Phung) Island” and “Researching for Marketing Tourism Destination in Phu Yen Province”

14. Thesis-related publications: not yet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây