TTLV: Thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo in (Khảo sát báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết năm 2011).

Thứ tư - 12/11/2014 02:12

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:Vũ Văn Hiệp.  

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/8/1976

4. Nơi sinh: Bình Hòa, Giao Thủy, Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số:1883/2010/QĐ-XHNV-SĐHngày 21 tháng 10năm 2010của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo in (Khảo sát báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết năm 2011).

8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn nghiên cứu nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả thông tin về đề tài chủ quyền, an ninh biên giới (ANBG) đất liền trên báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết; đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin trong thời gian tới trên các tờ báo này.

Trước tiên, tác giả hệ thống hóa các khái niệm về chủ quyền, ANBG đất liền; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, vai trò của báo chí nói chung và báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết nói riêng về việc thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, ANBG đất liền. Tác giả tiến hành khảo sát nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền trên ba ấn phẩm trên từ tháng 1 đến tháng 12-2011, đồng thời thực hiện việc điều tra xã hội học về thông tin chủ quyền, ANBG đất liền trên báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển và báo Đại đoàn kết. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ANBG đất liền trên cơ sở khảo sát về nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền của ba tờ báo trên. Tác giả cũng rút ra một số điểm mạnh và điểm tồn tại của ba tờ báo trong thông tin về chủ quyền, ANBG đất liền và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong những năm tiếp theo.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:Luận văn là tài liệu tham khảo hữu dụng để Ban biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên liên quan đến mảng thông tin chủ quyền, ANBG đất liền tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong lĩnh vực khó khăn, nhạy cảm này, tham khảo những đề xuất của tác giả nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền về chủ đề trên. Luận văn cũng cung cấp những kinh nghiệm tốt cho các đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí khác trong quá trình khai thác thông tin, thực hiện tác phẩm cũng như tổ chức nội dung thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên các ấn phẩm của mình.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về chủ quyền, ANBG trên báo chí.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Phùng Quốc Việt: “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia – qua khảo sát từ năm 2001 đến 2003”, (Học viện Báo chí và  Tuyên truyền, 2004).

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Vu Van Hiep                         2. Sex: Male

3. Date of birth: 13th August 1976                4. Place of  birth: Nam Dinh (Vietnam)

5. Admission decision number: 746/ QĐ-SĐH Dated 16th August 2012 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, the National University of Hanoi.

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Information on theSovereignty and Security of Land Borders in Printing Newspapers (Investigating in three newspapers namely Border Guard, Ethnicity and Development, and Great Solidarity in 2011).

8. Major: Master of Journalism                    9. Code: 60 32 01  

10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D. Nguyen The Ky

11. Summary of the findings of the thesis:

First, the thesis systematises the concept of sovereignty and security of the land borders. It analyses perspectives of the Party and the State, as well as the role of Vietnam’s mass media in general and the Border Guard, Ethnicity and Development,and Great Solidarity Newspapers in particular on information and communication on the sovereign and and land border security. The thesis investigates the contents and forms of information in the three publications from January to May 12-2011, while implementing the social survey on the information of sovereignty and land border security written in the Border Guard, Ethnicity and Development,and Great Solidarity Newspapers. Then, the thesis conducts the analysis and assess of the quality and effectiveness of information and communication on the task of protecting sovereignty and security of the land borders in these publications. It also draws a number of advantages and disadvantages of the three newspapers in reporting the protection of the sovereignty and security of the land borders, and provides some suggestions and solutions to improve the quality and effectiveness of information of this subject in the years to come.

12. Practical applicability: The thesis is a useful reference material to the editorial boards, reporters, and editors when they work on the subject of thesovereignty and security of the land borders. It also providesa number of suggestions to improve the quality and effectiveness of information on this field for the Border Guard, Ethnicity and Development,and Great Solidarity Newspapers and other newspapers as well.

13. Further research directions: Solutions to enhance quality of information on the sovereignty and security of the national borders in mass media.

14. Thesis-related publications: Phung Quoc Viet, "The Border Guard Newspaper with the Subject of Protection of the Sovereignty and Security of National Borders – through its publication of the period of 2001 to 2003", The Academy of Journalism and Communication, 2004. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây