Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Tố Uyên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/10/1980
4. Nơi sinh: phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường Quốc tế Koala House
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Trịnh Thị Linh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy: cha mẹ thuộc nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đoán và tự do. Trong đó, phong cách giáo dục dân chủ chiếm ưu thế hơn cả, kế đến là phong cách giáo dục độc đoán và chiếm tỷ lệ thấp nhất là phong cách giáo dục tự do. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiểu phong cách giáo dục giữa cha và mẹ trong cùng một gia đình. Ở các gia đình mà cha mẹ có phong cách giáo dục trùng nhau chiếm tỷ lệ thấp. Phong cách giáo dục của người cha và phong cách giáo dục của người mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình có sự khác biệt đáng kể. Trong khi người mẹ có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục dân chủ thì người cha thường sử dụng phong cách giáo dục độc đoán và tự do đối với trẻ.
Phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển tâm lý của con có tương quan thuận với nhau. Theo nhận định của chính cha mẹ, những người sử dụng phong cách giáo dục độc đoán có xu hướng tạo ra những đứa trẻ hay lo lắng, sợ hãi, nhút nhát song lại khá thành thạo trong vệ sinh cá nhân cũng như trong ăn mặc. Ngược lại, những cha mẹ sử dụng phong cách giáo dục dân chủ nhận thấy rằng con họ là những đứa trẻ tự tin, vui vẻ, hòa đồng, có khả năng tự lập trong sinh hoạt hang ngày. Bên cạnh đó, số liệu cũng cho phép chúng tôi ghi nhận rằng dường như những trẻ “chưa tự làm được gì” tập trung chủ yếu ở những trẻ có cha mẹ sử dụng phong cách giáo dục tự do. Những trẻ này thường thoải mái, tự do trong mọi hoạt động. Ở góc độ nào đấy cũng được xem như là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ song chúng tôi cho rằng nếu sự tự do, thoải mái này không diễn ra trong một khuôn khổ hay giới hạn nào cả thì có thể sẽ tạo ra những hệ quả bất lợi cho quá trình xã hội hóa của trẻ sau này.
Phong cách giáo dục của cha mẹ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể như nghề nghiệp, thu nhập trong gia đình và giới tính của con. Những người làm việc liên quan đến luật pháp và chính trị thường sử dụng phong cách giáo dục độc đoán với con và họ không tán thành quan điểm dạy con theo kiểu tự do. Trong khi đó, những người thuộc nhóm giáo viên lại luôn gần gũi, thân thiện và dùng tình yêu thương cho con trẻ nên họ luôn có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục dân chủ. Chỉ có nhóm kinh doanh và nhóm cán bộ, công chức có xu hướng lựa chọn phong cách giáo dục tự do cao hơn so với các nhóm còn lại.
Đối với thu nhập, đa phần những ông bố bà mẹ có thu nhập cao lựa chọn phong cách giáo dục độc đoán với con. Mặt khác, họ cũng có xu hướng sử dụng phong cách giáo dục tự do trong giáo dục con.
Bên cạnh đó, giới tính của trẻ cũng chi phối không nhỏ tới việc thực hành các kiểu phong cách giáo dục của bố mẹ. Số đông các bậc phụ huynh thuộc nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài có xu hướng lựa chọn phong cách giáo dục độc đoán cho con trai, với mong muốn rèn trẻ đi vào nề nếp. Trong khi đó vì cho rằng bé gái có ý thức tốt hơn, dễ bảo hơn nên cha mẹ có xu hướng lựa chọn kiểu phong cách giáo dục tự do cho nhóm đối tượng này. .
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu hữu ích đối với các trường mầm non, trung tâm giáo dục và các bậc cha mẹ có con từ 3 đến 6 tuổi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các bậc phụ huynh có thể nhận thấy trong quá trình giáo dục con, cha mẹ không nên buông lỏng con hoàn toàn và cũng không nên quá cứng nhắc đối với con. Trái lại, cha mẹ nên tạo cho con sự thoải mái, tự tin tham gia các hoạt động nhưng với chừng mực và ở khuôn khổ cho phép. Đồng thời, cha mẹ cần chủ động dành thời gian cho con, chia sẻ những tâm tư tình cảm với con để từ đó gần gũi và hiểu con hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng từ phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển tâm lý trẻ để giúp các bậc phụ huynh thấy rõ phong cách giáo dục phù hợp với con mình nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ABOUT MASTER'S THESIS
1. Full name of student: Vu Thi To Uyen 2. Gender: Female
3. Date of Birth: 24 October 1980 4. Place of birth: Yen Hai ward, Quang Yen town, Quang Ninh province.
5. Student Recognition Decision: Decisio no. 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH dated December 28th, 2012 of the principal of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi
6. Changes in the training process: No
7. Thesis title: Parenting style for children from 3 to 6 years old at Koala House International School
8. Major: Psychology 9. Code: 60.31.04.01
10. Supervisor: Dr.Thi Linh Trinh
11. Summary of the thesis results:
In educational practice, parents are studied using the three types of parenting style: authoritative, authoritarian and uninvolved. In particular, authoritative style prevails over all, followed by the authoritarian style and the lowest proportion uninvolved style. There are no differences were statistically significant for the type of education style between parents in the same household. In families where parents have identical education style accounting for the low rate. Educational styles of fathers and educational style of the mother in each family education sector differ significantly. While mothers tend to use style democracy education, the father often used authoritarian style of education and free for children.
Parenting styles and the psychological development of children is positively correlated with each other. According to the parents, who use authoritarian style oftend to produce children or anxious, fearful, timid but are quite proficient in personal hygiene as well as in dress. In contrast, parents use authoritative style their child noticed that kids confident, cheerful, sociable, able to be independent in daily living. In addition, the data also allow us to note that apparently the young "do not order" focused primarily in children whose parents use uninvolved style. These children often comfort, freedom in all activities. In certain angle is also seen as a favorable condition for the development of children, but we believe that if the freedom, comfort does not take place in a framework or limits at all, it can be create adverse consequences for the process of socialization of children in the future.
Parenting styles influenced by specific factors such as occupation, income, and family members of child sex. Those who do work related to law and politicians often use domineering style education with children and they do not endorse the views uninvolved style. Meanwhile, the teachers heading back is always close, and user friendly love for children, so they tend to use educational style democracy. Only business group and team officials, civil servants tend to choose the style liberal arts education is higher than the other groups.
For income, the majority of parents with high incomes choose authoritarian style with children. On the other hand, they also tend to use uninvolved style in educating their children.
Besides, the sex of the baby is not small to govern the practice of the type style of parental education. The majority of parents belonging to research groups of subjects tend to choose the authoritarian style for boys, with the desire forged in discipline children. While saying that girls have better sense, more docile, so parents tend to choose the type uninvolved style for this population. .
12. Practical applications:
The results of the thesis can do useful material for pre-schools, education centers and parents of children aged 3 to 6 years old. Based on the research results of the research, parents may notice during children's education, parents should not loose the complete and it should not be too rigid for me. In contrast, parents should give children comfort, confidence to participate in activities, but the extent and in the framework allows. At the same time, parents need to actively spend time with children, sharing inner thoughts with you so that you more closely and understand.
13. Next researches:
If could be further research on the impact influence of educatinal styles to the child's mental development to help them have suited education style their children in order to improve efficiency in education.
14. Published research papers in connection with the thesis: none
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn