TTLV: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tp. Nam Định)

Thứ ba - 07/07/2015 22:46

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Tạ Hồng Vân                   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/08/1989

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ra ngày 6/8/2012  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tp. Nam Định)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                     Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tố Như

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:  

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người nghiện ma túy đã có những chuyển biến tích cực khi tham gia điều trị tại cộng đồng về thể chất và tinh thần, đặc biệt giảm thiểu tình trạng sử dụng ma túy cũng như hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền khác do dung chung bơm kim tiêm. Tuy nhiên đa phần người nghiện đều gặp phải một số những khó khăn về việc duy trì điều trị cai nghiện ma túy, những tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc thay thế methadone, các vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng điều trị, người nghiện phải đối mặt với sự kỳ thị và chưa nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực từ phía cộng đồng, xã hội. Do đó, người nghiện mong muốn nhận được sự hỗ trợ trong việc điều trị nghiện để cai nghiện thành công, giải quyết những vấn đề tâm lý, thể chất có nguy cơ dẫn đến tái nghiện và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hòa nhập khác, như: hỗ trợ việc làm, hỗ trợ kinh tế... Đồng thời, người nghiện nhận thức rõ điều quan trọng nhất của việc từ bỏ ma túy là sự giúp đỡ từ phía gia đình và chính bản thân người nghiện. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho việc nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp hỗ trợ người điều trị nghiện thông qua phát huy vai trò, năng lực của từng cá nhân người nghiện trong hoạt động nhóm tự lực.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với lãnh đạo tại các Cơ sở điều trị nghiện tại cộng đồng, đặc biệt là Cơ sở điều trị Methadone để tham vấn, tư vấn và xây dựng tốt hoạt động hỗ trợ điều trị nghiện có sự tham gia của nhân viên xã hội nhằm giải quyết những khó khăn và đáp ứng nhu cầu của người điều trị nghiện. Từ đó có thể giảm thiểu tình trạng tái sử dụng ma túy và các tệ nạn từ ma túy.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các mô hình hỗ trợ có sự tham gia của nhân viên xã hội trên phạm vi rộng  nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cai nghiện cho người sử dụng ma túy.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name of student: Ta Hong Van              2. Gender: Female

3. Date of Birth: 15/08/1989                            4. Place of Birth: Nam Đinh

5. Decision to recognize student number: 1503/2012/QD-XHNV-SDH, dated 06/08/2012 Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in the training process: No

7. Name of thesis: Social work activities in support treating drug dependent individuals  in the community (the case study at the methadone treatment  facility at ther Center for HIV/AIDS control in Nam Dinh city)

8. Major: Social Work                                     9. Code: 60.90.01.01

10.  Scientific Supervisor: PhD, Dr. Nguyễn Tố Như

11. Summary of the results of the thesis:

The study results showed that drug users had positive changes when engaged in community treatment in both physical and mental aspects, especially the significant reduction of drug use as well as reduction of the risk for spreading HIV and other infectious diseases due to not sharing needles and syringes. However, majority of people who depend on drugs is encountering some difficulties from maintaining of drug abstinence, from the side effects of methadone medication, from psychological issues that affect their lives and nature of treatment. They faced with discrimination and have not received the attention and practical supports from the community and society. Therefore, they would like to receive the aid in the treatment of addiction to successfully stay abstinence from drugs such as solvingpsychological and physical problems, the risks of relapse and the need access to support services forsociety integration such as: employment assistance, economic support ... At the same time, people who depend on drugs realize the most important thing of giving up drugs is the help from the family and themselves. This is one of the decisive factors for the researchers proposed methods of supporting people through addiction treatment and promotesthe role and capacity of each individual person in active addiction self-help groups.

12. Ability to apply in practice:

The research results of the thesis can be useful references for leaders from community drug treatment centers, especially Methadone clinic leaders for consultation, advice and good constructivepractical supports in addiction treatment with the involvement of social workers in order to assist for solving their problems and meet the needs during addiction treatment. Therefore, we can reduce the drug relapse and the negative consequences due to using drugs.

13. The following research directions:

If resources are available, further studies could be done to propose the support models with the participation of social workers on a large scale in order to improve the efficiency of drug treatment for drug users in such drug treatment facilities.

14. Published research papers in connection with the thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây