TTLV: Tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh)

Thứ ba - 30/06/2015 02:47

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Mai Thùy Linh                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/08/1983

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh).

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                   Mã số: 60.22.03.17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Liên - Viện Khảo cổ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã cập nhật, hệ thống hóa tương đối đầy đủ những nguồn tư liệu khảo cổ học, kết qủa nghiên cứu từ trước tới nay về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử và bước đầu đưa ra những đặc điểm cơ bản về đặc trưng kiến trúc, cũng như kỹ thuật xây tháp thời kỳ này. Đồng thời, luận văn cung cấp tư liệu, thông tin mới nhất về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử và các khu di tích khác thuộc vùng văn hóa Yên Tử như chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên (Quảng Ninh) và chùa Thanh Mai, chùa Côn Sơn (Hải Dương) phát hiện được qua điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học. Thông qua nghiên cứu tháp và hệ thống chùa đi kèm, các đối tượng được thờ trong tháp, sự phát triển các dòng phái Phật giáo ở Yên Tử thời kỳ này làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh của Phật giáo ở Yên Tử, sự kế thừa và phát triển của Phật giáo nơi đây.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trùng tu, xây dựng lại tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử nói riêng và ở nước ta nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể giúp làm rõ thêm các đặc trưng cấu trúc kiến trúc và di vật thời Lê, giúp xác định niên đại của di tích, di vật ở các địa điểm khác chuẩn xác hơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục mở rộng nghiên cứu nghiên cứu hệ thống tháp thời Lê ở bắc Việt Nam nói riêng và tháp Phật giáo trên cả nước nói chung. Tiến tới hệ thống hóa toàn bộ những tài liệu khảo cổ học về tháp Phật giáo Việt Nam trong lịch sử.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Hình tượng bát quái trên tháp mộ chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), NPHMVKCH năm 2008, tr. 617-619 (viết chung với Nguyễn Văn Anh).

- Từ những hình tượng bát quái trên các công trình kiến trúc Phật giáo nghĩ về Phật giáo thời Lê trung hưng, NPHMVKCH năm 2009, tr. 672-674 (viết chung với Nguyễn Văn Anh).

- Nhận xét về mảnh đấu tháp chùa Phật Tích, NPHMVKCH năm 2013, tr. 501-502.

- Nhận xét về mô hình tháp đất nung tìm thấy ở thôn Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội, NPHMVKCH năm 2013, tr. 502-503.

- Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý và ý nguyện của đức vua Lý Nhân Tông qua tư liệu lịch sử, văn bia và khảo cổ, Tạp chí Viện Khảo cổ học số 4/2013, tr. 37-43 (viết chung với Đỗ Đức Tuệ).                             

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Mai Thùy Linh                     2. Sex: female

3. Date of birth: 12 August 1983               4. Place of birth: Nam Định province

5. Admission decision number: No. 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH dated 6 August 2012 by the Principal of the University of Social Sciences and Humanity, Hà Nội National University.

6. Changes in academic process: 

7. Official thesis title: Lê-period Tower in Yên Tử site area (Quảng Ninh).

8. Major: Archeology                               9. Code: 60.22.03.17

10. Supervisors: Dr. Lê Thị Liên

11. Summary of the findings of the thesis: 

The thesis has referred to and fairly sufficiently systematized the archaeological sources, the up-to-date results of research on the Lê-period Tower in Yên Tử site area and preliminarily presents the basic features of architecture, building technique at that time. At the same time, it provides the latest data and information of the Lê-period Towers in Yên Tử site area and in other sites belonging to the cultural area of Yên Tử such as Quỳnh Lâm Pagoda, Ngọa Vân Pagoda, Hồ Thiên Pagoda (Quảng Ninh province) and Thanh Mai Pagoda, Côn Sơn Pagoda (Hải Dương province), which were found from the archaeological investigation, test-excavations and excavation. Through the research on towers and their accompanied pagodas with objects worshipped in the towers, the development of Buddhist sects at Yên Tử at that time, the thesis highlights the panorama of Buddhism at Yên Tử, the heritance and development of Buddhism in this area.

12. Practical applicability:

The thesis can be used as references for reconstruction of the Lê-period towers in Yên Tử site area in particular and in Vietnam in general. In addition, it can also be helpful to clarify the characteristics of architectural structure and artifacts from the Lê period, contributing to more accurate dating of the relics and artifacts of other sites.

13. Further research directions:

The candidate will continue to study the system of the Lê-period towers in Northern Vietnam in particular and Buddhist towers in Vietnam in general and systematize all the archaeological data of Vietnamese Buddhism in the history.

14. Thesis-related publications:

- Images of the Eight Trigrams on the burial tower at Quỳnh Lâm pagoda (Quảng Ninh), New archaeological discoveries in 2008, pp. 617-619 (co-writer Nguyễn Văn Anh).

- From the Images of the Eight Trigrams, some thoughts about Buddhism in Lê trung hưng period, New archaeological discoveries in 2009, pp. 672-674 (co-writer Nguyễn Văn Anh).

- Comments on a fragment of the tower at Phật Tích pagoda, New archaeological discoveries in 2013, pp. 501-502.

- Comments on model of earthen tower found at Nhật Tảo hamlet, Từ Liêm district, Hà Nội, New archaeological discoveries in 2013, pp. 502-503.

- Lý-period tower Sùng Thiện Diên Linh and King Lý Nhân Tông’s aspiration through historical documents, inscriptions and archaeological, Archaeology, No.4/2013, pp. 37-43 (co-writer Đỗ Đức Tuệ).            

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây