Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Võ Thị Ngọc Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05 -07-1984
4. Nơi sinh: Nam Đàn – Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số:2998/2013/QĐ/XHNV-KH&SĐH Ngày 30 tháng12 năm 2013của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có sự thay đổi
7. Tên đề tài luận văn: Trí sáng tạo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
* Về thực tiễn:
- Mức độ, biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh qua Test TSD – Z của K.URBAN, qua điều tra bằng bảng hỏi, qua giải bài tập đo nghiệm.
+ Về mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh
- Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh ở mức độ trung bình kém, không có mức độ sáng tạo loại giỏi, xuất sắc, chỉ có loại khá, trên trung bình và trung bình. Mức độ sáng tạo yếu, dưới trung bình chiếm tỷ lệ lớn.
+ Về biểu hiện và đặc điểm trí sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh
a) Những mặt mạnh
- Sinh viên có khả năng nhạy cảm, mềm dẻo trong quá trình sáng tạo.
- Sinh viên có khả năng vượt ra ngoài khỏi những khuôn khổ ràng buộc chuẩn mực cũ trong quá trình sáng tạo.
- Có những cách làm giải quyết tình huống mới khác lạ, độc đáo.
- Luôn biết thắc mắc tranh cãi với mọi người về các vấn đề họ quan tâm theo ý kiến của sinh viên, giảng viên.
Tuy nhiên dựa vào kết quả thu được chúng tôi có thể khẳng định:
- Số lượng sinh viên đạt được các mức sáng tạo cao chỉ chiếm tỷ lệ rất ít so với nghiệm thể và mức độ đạt được cung không nằm ở mức độ cao, số ít là loại khá trong test TSD – Z, trong bài tập đo nghiệm có loại giỏi.
- Các đặc điểm nổi trội chủ yếu nằm ở tiêu chí đơn lẻ không đồng bộ và chỉ biểu lộ ở mức độ sơ khai có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu chưa ổn định.
b) Những mặt hạn chế
- Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh ở mức độ trung bình kém thể hiện thông quả số điểm test đạt được thấp.
- Phần lớn các sinh viên yếu hoặc không thể hiện khả năng về tính mở rộng, vấn đề mới trong quá trình sáng tạo
- Sinh viên không có hoặc rất yếu về năng lực liên tưởng xa và khả năng tạo ra được cái hiếm lạ, độc đáo trong quá trình sáng tạo.
- Phần lớn sinh viên không có tính linh hoạt mềm dẻo, khả năng xác định lại vấn đề, tính mở rộng vấn đề và tính nhạy cảm trong quá trình sáng tạo.
- Trí tưởng tượng của sinh viên ít phong phú sâu sắc bị hạn chế bởi những hình ảnh biểu tượng của môi trường sống cũ.
- Nhiều sinh viên không dám tranh luận ý tưởng của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Sinh viên rất yếu về khả năng trừu tượng có sự rập khuôn, lặp lại cao trong quá trình sáng tạo.
- Khả năng nảy sinh ý tưởng sáng tạo kém, bế tắc không có tính kiên trì trong quá trình sáng tạo, tốc độ thực thi ý tưởng chậm hiệu quả chưa cao.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vo Thi Ngoc Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: July 5th, 1984. 4 .Place of birth: Nam Dan –Nghe An
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ – XHNV – SĐH dated 30/12/2013
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Students’ creativeness of Vinh University of Technology Education
8. Major: Psychology 9. Code: 60.31.04.01
10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Quang Uan
11. Summary of the findings of the thesis:
* For reality:
- Level and expression of students’ creativeness of Vinh University of Technology Education through performing Test TSD – Z of K.URBAN, a survey by questionnaire and multiple choice exercises.
+ For level of students’ creativeness of Vinh University of Technology Education
- Level of students’ creativeness of Vinh University of Technology Education is below average; excellent and very good levels of creativeness cannot be seen, and there are only good, average good and average levels of creativeness. The proportion of poor and below average levels of creativeness is high.
+ For expression and feature of students’ creativeness of Vinh University of Technology Education
a) Strengths:
- Students are emotional and flexible during the creative process.
- Students can escape from binding rules and old standards in during the creative process.
- Students give new, unusual and unique solutions to problems.
- Students always raise questions and argue with everybody about problems they are interested in according to students’ opinions and lecturers’.
However, based on gained results, we can affirm:
- The number of students with high creativeness is very low in comparison with persons who answered survey questions, and the level of creativeness is relatively low, only a small number of students obtain good level in Test TSD – Z and very good level in multiple choice exercises.
- The outstanding features can be mainly found in asynchronous and single criteria and they are only expressed in beginning level – the unstable beginning period.
b) Weaknesses
- Level of students’ creativeness of Vinh University of Technology Education is below average. This is shown through low test scores.
- The majority of students do not have or is very poor of development of the new problem in creativeness.
- The majority of students do not have flexibility, faculty for redefining problems, ability to develop problems and sensitivity during the creative process.
- Students have little-to-no extraordinary and unique expressions in creativeness.
- Students’ imagination is poor and restricted by imagines and symbols of old living environment.
- Many students dare not argue about their own ideals in learning process as well as life.
- Students’ abstract capability is poor, frequent imitation and repeat can be seen during the creative process.
- Students have poor ability to generate ideals, lack patience in the creative process and low speed of performing ideals leading to low implementation efficiency.
12. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn