Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Bùi Thương Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/11/1990
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn luận văn 1 lần
7. Tên đề tài luận văn: “Phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân (Khảo sát chuyên mục "Camera giấu kín" và "Điều tra qua thư khán giả" từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016)"
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bảo Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Truyền hình Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Bám sát trụ nghiên cứu được định hướng; trên cơ sở hệ thống lý luận báo chí học, luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận văn đã nêu rõ được những đặc điểm về nội dung, hình thức và quy trình tổ chức sản xuất của phóng sự điều tra trên truyền hình.
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng của phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân qua khảo sát, phân tích, đánh giá các tác phẩm trong hai chương trình: Điều tra qua thư khán giả và Camera giấu kín trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016. Thông qua việc phân tích nội dung, hình thức các tác phẩm và phỏng vấn đội ngũ phóng viên, biên tập viên về quy trình sản xuất chương trình, luận văn đã chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân.
- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cụ thể để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên kênh Truyền hình Công an nhân dân trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào bốn nhóm giải pháp là: Nhóm giải pháp từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước; Nhóm giải pháp về định hướng, chiến lược của kênh Truyền hình Công an nhân dân; Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp đổi mới chương trình, tăng cường phương tiện kỹ thuật hiện đại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu lý luận báo chí tại các các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông, các viện nghiên cứu,... Luận văn không chỉ có ý nghĩa ứng dụng đối với riêng Truyền hình Công an nhân dân mà còn có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn hoạt động tác nghiệp của những người làm báo điều tra hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên truyền hình nói chung hoặc tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn về một khía cạnh của phóng sự điều tra trên truyền hình như: đặc thù công tác điều tra; phương pháp điều tra nhập vai, thử nghiệm; đạo đức người làm báo điều tra;...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
MASTER’S THESIS INFORMATION
1. Full name: Bui Phuong Thao 2. Sex: Female
3. Date of birth: November 21st 1990 4. Place of birth: Ninh Bình
5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH dated 31/12/2014 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: 1st extension of master thesis
7. Official thesis title: “Investigative reporting of Public Security News Channel (Surveying “Hidden camera” and “Investigation by Audience’s letter” programs in the period December 2015 - May 2016)”
8. Major: Journalism School Code: 60.32.01.01
9. Supervisor: PhD. Tran Bao Khanh – Rector of College of Television
10. Summary of the findings of the thesis:
- Sticking to the oriented research framework and based on theory of journalism, the thesis has analyzed, synthesized and developed a theoretical basis for research questions. They are characteristics of investigative reporting and its features of content, form and production process.
- Based on the theoretical basis, a study on status of investigative reports of Public Security News Channel was conducted through surveying, analyzing and reviewing two TV programs: Investigation by Audience’s letter (Dieu tra qua thu khan gia) and Hidden Camera (Camera giau kin) in the period December 2015 - May 2016. The contents and forms of the reports of the programs were analyzed and production departments including editors, reporters, show producers were interviewed on the production process. This has indicated success and limitations of investigative reporting of ANTV.
- Based on the theoretical basis and the status study, the thesis has made specific recommendations and proposals to enhance the quality of investigative reporting of ANTV in the near future. In detail, there are four solution clusters: 1) Policy and Mechanism; 2) Orientation and strategy of ANTV; 3) Human resource’s capacity enhancement; 4) Program innovation and advanced technical investments.
11. Practical applicability:
The outcomes of the research can be used as reference materials for training and research in journalism and communication at institutes… The thesis provides applicable values not only to ANTV reporters but also to investigative reporters at other TVs.
12. Further research directions:
From this research, further studies can be carried out in developing solutions to enhance the quality of investigative reports in generals and/or to dig deep down in a perspective of investigative reporting such as Characteristics of investigation, Role-playing, Testing method; Ethics for investigative reporters…
13. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn