TTLV: Truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi

Thứ ba - 02/05/2017 23:29

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mỹ Tâm                         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/08/1982

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn lần 1

7. Tên đề tài luận văn: “Truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi”.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                               Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương – Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Bám sát nội dung đề tài nghiên cứu, từ cơ sở lý luận báo chí học, luận văn đã phân tích, tổng hợp và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là mối quan hệ và vai trò của các chương trình truyền hình với vấn đề phòng chống nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng của các chương trình truyền hình, cụ thể tiến hành thông qua việc khảo sát các chương trình đưa tin về 2 đợt dịch Zika và cúm A H7N9 đã phát sóng trên 2 kênh VTV1 và VTC14. Từ đó tác giả đánh giá được ưu điểm và nhược điểm nội dung các chương trình truyền hình tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi. Có thể khẳng định, hiện nay các chương trình truyền hình trên kênh VTV1 và VTC14 với độ phủ sóng mạnh, nội dung hấp dẫn, cách thể hiện sinh động, các bản tin với thời lượng lớn, cập nhật liên tục các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. Với thế mạnh và đặc trưng của loại hình, truyền hình có tác động rất lớn trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của khán giả với vấn đề phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, cụ thể là 2 đợt dịch do virut Zika và dịch cúm A H7N9. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh vẫn còn nhiều hạn chế khiến chất lượng chương trình vẫn chưa thỏa mãn được hết nhu cầu ngày càng cao của công chúng truyền hình. Chính những hạn chế này sẽ là nguyên nhân rất lớn làm giảm hiệu quả tuyên truyền của chương trình đối với khán giả.

Từ kết quả nghiên cứu ưu điểm và hạn chế của các chương trình truyền hình phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi trên kênh VTV1 và VTC14, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp chung và giải pháp riêng nhằm nâng cao chất lượng các chương trình thông tin và tuyên truyền về Y tế sức khỏe hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong các Đài Truyền hình, cụ thể là trên kênh VTV1 và VTC14 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình truyền hình tuyên truyền về phòng chống các dịch bệnh trong bối cảnh nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi có thể xảy ra trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình chuyên biệt và chuyên sâu về y tế sức khỏe, cũng như các chuyên mục sức khỏe nói riêng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi My Tam                  2. Sex: Female

3. Date of birth: 04/08/1982                           4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH Dated 31/12/2014 of Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi,

6. Changes in academic process: 1st extension

7. Official thesis title: “Broadcasting and risk elimination of emerging and dangerous contagious diseases”

8. Major: Journalism school                            Code: 60.32.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dang Thi Thu Huong - Dean of faculty of Journalism and Communication – VNU University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

Following  the content of the research topic, from the basis  of  journalism theory, the thesis has analyzed, synthesized and constructed the theoretical basis related to the research problem. That is the relationship and the role of TV programs in eliminating risks of emerging contagious diseases.

On the basis of the argument in chapter 1, the dissertation has conducted researches, analyzed and evaluated the current situation of TV programs through the survey of news program on outbreaks of Zika and Avian influenza A(H7N9), broadcasted on VTV1 and VTC14 channels.

From then, the author assessed the advantages and disadvantages of such programs on each station. It can be said that the current VTV1 and VTC14 programs, with large coverage and interesting content and graphics, can have huge impact on delivering news, raising awareness and change behaviors of viewers towards said diseases. However, in practice, the programs still have limitations and still have to improve to meet the increasing needs of viewers. These limitations will greatly reduce the appeal of the programs to the audience.

From the results of the study about advantages and limitations of television programs on emerging and dangerous contagious diseases, the author has proposed general and specific solutions for each station to improve the quality TV programs on healthcare today.

11. Practical applicability, if any:

Master thesis can be applied in television stations, specifically VTV1 and VTC14 to improve the quality of TV programs on disease risk reduction, as there is a possibility that dangerous diseases can emerge and become pandemic in the future.

12. Further research directions, if any:

From the research findings, can deploy the next research directions for each local television station to improve the quality of healthcare TV broadcast program.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây