TTLV: Vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử

Thứ ba - 02/05/2017 23:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Diệu Hương

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 29/10/1986

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: số 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: “Vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử”

8. Chuyên ngành: Báo chí học                          Mã số: 60.31.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình – Tổng biên tập Báo Gia đình và xã hội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:  

- Bám sát trục nghiên cứu được đề tài định hướng, từ cơ sở lý luận báo chí học, Luận văn đã phân tích, tổng hợp, luận giải và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đó là vai trò, mối quan hệ của báo chí với vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam - một vấn đề quan trọng góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng bền vững.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, Luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trên báo điện tử thông qua việc khảo sát 03 tờ báo đại diện (phunuonline, phunuvietnam và VnExpress); Chỉ rõ ưu, nhược điểm, đặc biệt là nguyên nhân của nhược điểm; Cùng với việc phỏng vấn sâu các chuyên gia, lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí làm căn cứ cho việc đề xuất, giải pháp khắc phục nhược điểm.

- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và cơ quan báo chí nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới trong thời gian tới (Cơ quan chức năng cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong cung cấp thông tin cho báo chí; Hợp tác chặt chẽ, phát huy hiệu quả các cơ quan báo chí quốc gia; Nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách; Đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải); Thiết thực góp phần giúp cho báo chí nói chung, báo báo điện tử nói riêng thực hiện tốt hơn vai trò, sứ mệnh của mình trước những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ở nước ta thời kỳ đất nước đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. 

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong tổ chức hoạt động truyền thông vấn đề bình đẳng giới trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo trong công tác tuyên truyền bình đẳng giới như cải cách các chính sách, các chương trình, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới ở nước ta theo đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Dieu Huong              2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/10/1986                           4. Place of birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 2998/2013/QD-XHNV-SDH Dated 30th Dec, 2013, Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No Changes

7. Official thesis title: "Gender inequality issue in Vietnam online newspaper”

8. Majour: Jouralism                                       Code: 60.31.01.01

9. Supervisors: Dr. Le Canh Nhac - Deputy General Director of the General Department of Population and Family planning

10. Summary of the findings of the thesis:

- Based on the research topic is oriented from the basis of journalism, The thesis analyzed, synthesized, interpreted and constructed the rationale related to research problem. The role of the relationship of the press with gender equality in Vietnam South - an important issue contributing to the implementation of justice, social progress and promotion Socio-economic development in our country is more and more sustainable.

- Based on the theoretical issues that have been built, the thesis has surveyed and evaluatedcurrent status of information on gender inequality issues in Vietnam in online newspapers through survey of 3 representative newspapers (phunuonline, phunuvietnam and VnExpress); Showed good or bad points, especially the cause of the downside; Along with in - depth interviews with specialists, leaders, journalists and press agencies as the basis for the proposal, solutions etched blemishes.

- From the basis of theoretical and practical basis study, survey, thesispecific recommendations and recommendations for functional agencies to implement the issues concerned about gender equality and press bodies to improve the quality of information on the issue gender inequality in the coming time (Functional agencies should perform well role responsibility, activein providing information to the press; Close cooperation, broadcast Awarding the effect of the national press; Improve the capacity of reporters, jouralist in charge;renewal,improve the quality of content and the mode of transmission); Practical contribution to help the press in general, electronic newspaper in particular well done more than its role and mission in matters related to gender equality in our country The era of nationwide full-scale industrialization, modernization and integration develop.

11. Practical applicability, if any:

Research results are applicable in the communication activities on gender equality issues in the coming time.

12. Further research directions, if any:

From this research, further research in gender equality advocacy such as policies, programs and national targets on gender equality follows the Party and the laws of Vietnam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây