TTLV: Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay”

Thứ hai - 17/11/2014 22:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Phương Minh       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/9/1988

4. Nơi sinh: Thái Bình

5 . Quyết định công nhận:

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay”

8. Chuyên ngành: Châu Á học   Mã số: 60 31 06 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang, Giảng viên Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Mục đích chính của Luận văn “Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay” là trình bày, phân tích những bước phát triển chính và một số thành tựu nổi bật trong phong trào tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản . Bên cạnh những thành tựu đã gặt hái được, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế của phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản, quốc gia thuộc “top” đầu thế giới về phát triển kinh tế cũng như các chỉ số phát triển con người (HDI) song lại thuộc nhóm các nước có chỉ số bình đẳng giới (GDI) thấp trên thế giới..Trên cơ sở nhận thức rằng, định kiến vềgiới trong xã hội Nhật Bản là nguyên nhân trọng yếu khiến sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị còn mờ nhạt ở đất nước này, người viết đã đề xuất một số giải pháp khắc phục  trên cơ sở khảo cứu các kinh nghiệm từ một số quốc gia khác.

Từ trường hợp Nhật Bản, luận văn còn  liên hệ, so sánh với trường hợp của Việt Nam. Nhìn lại thực trạng  tham chính của phụ nữ Việt Nam trong những thập niên gần đây, người viết cũng đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại, từ đó mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân về phương hướng giải quyết.

11. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Hiện nay Nhật Bản đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề nan giải trong xã hội như tình trạng giảm thiểu trẻ em, vấn đề già hóa dân số,… Một trong số những nguyên nhân cơ bản đưa đến các vấn đề trên là tình trạng bất bình đẳng giới đang còn tồn tại sâu sắc trong xã hội Nhật Bản. Việc đưa phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị bình đẳng như nam giới để họ có thể góp phần vào việc hoạch định các chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ là rất cần thiết nhằm khắc phục các vấn đề trong xã hội Nhật Bản nêu trên.

Từ trường hợp của Nhật Bản, luận văn cũng đóng góp những đề xuất để tăng cường hơn nữa sự tham chính của phụ nữ, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sự thay đổi vị trí người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản; ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng trong Nho giáo tới sự thay đổi vị trí người phụ nữ Nhật Bản trong xã hội.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

IMFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Phuong Minh         2. Gender: Female

3. Date of birth: September 12th, 1988       4. Place of birth: Thai Binh

5. Admission decision number:

6. Changes in academic process: None

7. Thesis title: The Movement for Women’s Political Participation Rights in Japan since World War II (1945).

8. Major: Asian Studies                             9. Code: 60 31 06 01

10. Supervisors: Dr. Pham Thi Thu Giang, Lecturer  Faculty of  Department of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University

11. Summary of the findings of the thesis:

The main aim of the thesis “The Movement for Women’s Political Participation Rights in Japan since World War II (1945)” was to present and analyze major developments and outstanding achievements in women’s political participation movement in Japan which is considered one of the top countries leading economic development and human development index (GDI), but still listed in the group of countries having the lowest gender development index (GDI). Acknowledging that gender stereotypes in Japanese society are key reasons for the insubstantial participation of Japanese women in the political sphere, the author proposed a number of solutions, based on explorations of other countries’ experiences. Derived from the Japan’s case, the thesis also made a connection with the case of Vietnam. Looking into the political participation of women in Vietnam in recent decades, the author pointed out a number of problems as well as came up with possible solutions to the problems.

12. Potential Implications:

Japan is currently facing a lot of complicated issues such as child population decrease and population ageing. One of the main causes leading to these issues is the gender inequality that has been very typical in Japanese society. Therefore, in order to solve these stated problems, it is essential that women be given equal rights to men for political participation, which helps make policies appropriate with women’s wills. From the case of Japan, the thesis also provided possible resolution to further enhance women’s political participation, which would contribute to build a society practicing democracy and equality as the basis for economic growth in Vietnam.

13. Further research:

Changes in women’s role and status in japan; influence of Confucianism patriarchal ideology on changes in women’s role and status in Japan.

14. Related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây