TTLV: Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng)

Thứ ba - 18/11/2014 04:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:   Nguyễn Bá Ngọc                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/02/1984

4. Nơi sinh:Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số:……… Ngày ….. tháng……năm …………của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn:  Yếu tố văn hóa dân tộc trong hoạt động doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng)

8. Chuyên ngành: Châu Á học                                    ; Mã số: 60 31 06 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Đình Chỉnh

(khoa Đông Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

 Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có văn hóa mới tồn tại và phát triển lâu dài được.  Mỗi một quốc gia, dân tộc muốn phát triển đi lên cũng phải có một nền văn hoá mạnh và nền văn hóa mang đặc trưng dân tộc của quốc gia mình, dân tộc mình. Văn hóa doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cùng với văn hóa dân tộc mỗi doanh nghiệp tạo nên cho mình một bản sắc riêng biệt để tạo ra nét độc đáo cho doanh nghiệp mình. Để tiếp tục phát triển trong môi trường hiện nay, doanh nghiệp phải coi văn hoá như là một bộ phận cấu thành doanh nghiệp.. Bởi vì, nếu không có bản sắc riêng thì doanh nghiệp sẽ rất khó tìm được cho mình một chỗ đứng vững chãi trên thị trường ngày càng đa dạng như hiện nay..

Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm văn hóa dân tộc ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cụ thể là hai công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Hưng Vượng  , chúng tôi chỉ muốn góp thêm một cách nhìn nhận về một trong những nguyên nhân đưa đến thành công cũng như thất bại của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam và qua đó mở ra những gợi ý cho việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp Việt Nam để trên cơ sở đó tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp hoàn thiện, hiệu quả cho các doanh nghiệp nước ta mà vẫn giữ gìn được bản sắc của dân tộc mình, hội nhập nhưng không hòa tan.

Sự khác biệt về văn hóa dân tộc của Việt Nam và Hàn Quốc là điều hiện hữu trong doanh nghiệp. Và chính sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự xung đột, mâu thuẫn xẩy ra trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam.

Với phong cách quản lý của các ông chủ Hàn Quốc là "tài phiệt", coi trọng tính kỷ luật, thứ bậc trên dưới cao độ, quá coi trọng sức mạnh đồng tiền...; bên cạnh đó lao động Việt Nam với tính kỷ luật thấp, thiếu tính chuyên nghiệp, có thói quen đại khái, xuề xòa, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc... Những khác biệt này cùng với bất đồng ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến xung đột, mà đỉnh điểm là hiện tượng các ông chủ Hàn Quốc đã có hành vi đối xử thiếu văn hóa đối với lao động Việt Nam; hay các cuộc đình công, biểu tình tùy tiện của người lao động.

Tìm kiếm giải pháp để khắc phục một cách triệt để các mâu thuẫn nêu trên là điều không tưởng. Tuy nhiên, với cách đặt vấn đề là đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc theo hướng phù hợp với văn hóa Việt Nam, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp tư vấn đối với các cơ quan hữu trách của hai nước cũng như với các doanh nghiệp Hàn Quốc, qua đó sẽ khai thác được các yếu tố văn hóa tương đồng, hạn chế các yếu tố khác biệt và mâu thuẫn.

Những kết quả thu được nêu trên của luận văn sẽ phần nào có ý nghĩa góp phần giải quyết những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay là tình trạng xung đột, mâu thuẫn đang xẩy ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung, các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ vấn đề xung đột, khác biệt về văn hóa.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

           

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Ba Ngoc                   2. Sex: Male

3. Date of birth: 04/02/1984                        4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number:    Dated 

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title:

The elementary of national culture in Korea’s businesses operation bases in Vietnam (examination the case study of Doosan Heavy Industries Vietnam Co. Ltd, and My Hung Vuong Co. Ltd.

8. Major: Master in Asia                             9. Code: 60 31 06 01

10. Supervisors: Associate Professor. Ph.D. Le Dinh Chinh

(University of Social Sciences & Humanities)

11. Summary of the findings of the thesis:

Corporate culture plays an important role in business operations. The long-term development of business strongly depends in corporate culture. Each nation needs a strong culture to develop itself which is characterized by their people and it similar to corporate culture. Along with national culture, each business has its uniqueness by created a corporate character for itself. Currently, in a competitive environment, a company must consider that corporate culture as one of the most important component to the growth of business. If companies run without theirs uniqueness, it will be difficult to identify a firmly position in the diversity market.

Through the case study of understanding how the national culture influence to Korean’s companies which is based in Vietnam, examination of two companies: Doosan Heavy Industries Vietnam Co. Ltd, and My Hung Vuong Co. Ltd; the thesis would like to contribute a  perspective on one of the causes to the success and failure of Korean companies in Vietnam. Thereby opens the suggestions for the study, understanding Vietnamese corporate culture. Moreover, it will provide a direction to improve the Vietnamese’s corporate culture effectively as well as maintaining our own national character.

The first difference is national culture of Korean and Vietnamese always exist inside a company, even it bases in Vietnam. It creates a great distance to the relationship between labour and manager and moreover, it is critical corporate conflict.

The second may appear in the management style of Korean’s boss like a “tycoon business”, high discipline, traditional hierarchical system, and seriously on the power of money; compare with Vietnamese labours with low self-discipline, lack of professionalism, unskilled worker, lack a sense of responsibility towards work...

These differences, along with the language barrier might cause of corporate conflict. It all culminates the phenomenon of the Korean boss to bad behaviour to Vietnamese labour; and therefore it general strikes, demonstrations of workers arbitrarily.

It is limited to come out solutions which resolve the conflict thoroughly. However, the question is how to make these solutions effectively that improve the corporate culture of Korean’s company in line with the Vietnamese culture. The thesis presents a group of consultations which suitable to both sides (the public affair of Korea and Vietnam as well as Korea’s company). It will discover the similarities of cultural factors so far limiting the exits differences and conflict

Results of the thesis will partly contribute significantly to solve the problems of theoretical and practical situations. Currently, the biggest problem is conflict; it is happening quite common in the foreign-invested enterprise; especially the Korean companies, that one of the main reasons start from conflicting issues and cultural differences.

 (Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: N/A

13. Further research directions, if any: N/A

14. Thesis-related publications: N/A

 (List them in chronological order)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây