Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trần Ngọc Lưu Ly
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/8/1981
4. Nơi sinh: Thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
5. Quyết định công nhận học viên: Số 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 4/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Quản trị nội dung chuyên đề truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau” (Khảo sát Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 8320101-01-UD
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hào, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy hàng loạt vấn đề thực tiễn mà Đài PT-TH Cà Mau phải đối diện để xử lý trong quá trình sản xuất chuyên đề truyền hình. Đồng thời đây là những gợi mở có căn cứ cho các ê kíp sản xuất cũng như cho những người giữ vai trò quản trị sản xuất nội dung chuyên đề ở Đài PT-TH Cà Mau trong thời gian tới. Nó sẽ giúp ích cho một số Đài PT-TH trong khu vực nhận diện được những khó khăn thuận lợi và tìm hướng đi cụ thể cho mình về một phạm vi sản xuất nội dung vốn cần đầu tư nhân lực cũng như tài chính đáng kể, đó là sản xuất chuyên đề truyền hình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khắc phục những hạn chế của việc sản xuất chuyên đề truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau trong bối cảnh cạnh tranh về sản phẩm báo chí và công chúng như hiện nay. Giúp cho những người quản lý tại các Đài PT-TH có tính định hướng thực tiễn cho việc tổ chức sản xuất các chuyên đề truyền hình nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng nhu cầu của khán giả.
Luận văn có thể gợi mở bước đầu một số vấn đề lý luận về tiến trình thực thi quản trị nội dung chuyên đề, vốn là vấn đề còn ít được đề cập đến trong các tài liệu báo chí học ở nước ta.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Internet ra đời đã làm nên một cuộc cách mạng truyền thông. Trong đó, truyền thông đa phương tiện đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho những người làm báo truyền hình ngày nay. Xu thế mỗi cơ quan báo chí có thể sở hữu nhiều loại hình khác nhau từ báo in, báo điện tử đến truyền hình, giúp công chúng được thụ hưởng rất nhiều lợi ích. Điều đó, đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trên kết quả nghiên cứu của luận văn là sản xuất chuyên đề truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.
Kết quả của hướng nghiên cứu chính là để nâng cao hơn nữa chất lượng các chuyên đề, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng. Bên cạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động và doanh thu quảng cáo, một trong những vấn đề sống còn của Đài PT-TH là sản xuất chuyên đề truyền hình theo hướng đi mới, bắt kịp xu thế của thời đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Ngoc Luu Ly 2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/8/1981.
4. Place of birth: Tran Van Thoi district, Ca Mau province.
5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV, Dated: December 4, 2018 by The Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: “Content Management on TV topics of Camau Radio and Television Station” (Survey on Camau Radio and Television Station in 2019).
8. Major: Journalism 9. Code: 8320101-01-UD
10. Supervisors: Associate Professor - Ph.D. Vu Quang Hao, Training Institute of Press and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
11. Summary of the results on thesis:
The research results of this thesis show a series of practical problems that Camau Radio and Television Station has to deal with in the process of producing thematic programs on television. Besides, these are well-grounded suggestions for the production crew as well as for those who hold the role of managing thematic content production in Ca Mau Radio and Television Station in the coming time. It will help some local Radio and Television Stations to identify advantages and disadvantages as well as find their specific directions for a content production range that requires significant human and financial investment. That is thematic production on television.
12. Practical applicability in practice:
The research results contribute to overcoming the limitations of thematic production of Ca Mau Radio and Television with current competitions of press products and public viewers. They can help the station managers to have practical orientation for the organization and production of television topics, improving the quality of information to meet the needs of the audience.
The thesis may initially suggest a number of theoretical issues about the process of implementing thematic content management, which is a little mentioned issue in journalism literature in our country.
13. Further research directions:
The advent of the Internet has made a communication revolution. In particular, multimedia communication has been creating great challenges for television reporters today. The trend is that each press agency can own many different types from printed newspapers, TV electronic newspapers, which helps the public to enjoy many benefits. That is setting up the author's next research direction, basing on the thesis research results, for thematic production of Ca Mau Radio and Television Station in the era of multimedia communication.
The result of the research direction is to further improve the quality of the thematic programs, better meeting the public information needs. In addition to improving operational efficiency and advertising revenue, one of the vital issues of Radio and Television Stations is to produce television thematic programs with new directions, catching up with the era trends.
14. Thesis-related publications:
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn