TTLV: Truyền thông về di sản văn hoá vật thể địa phương trên báo chí Cà Mau (Khảo sát trên loại hình báo in và báo điện tử từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020)

Thứ tư - 28/10/2020 04:11

1. Họ và tên học viên: Phạm Quốc Rin                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/03/1988

4. Nơi sinh: Tạ An Khương, Đầm Dơi, Cà Mau.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 4/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Truyền thông về di sản văn hoá vật thể địa phương trên báo chí Cà Mau (Khảo sát trên loại hình báo in và báo điện tử từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020)

8. Chuyên ngành: Báo chí học;                                   9. Mã số: 8320101-01-UD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái.

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Luận văn tập trung khảo sát vấn đề báo chí Cà Mau truyền thông về di sản văn hoá địa phương, trong đó có di sản văn hoá vật thể địa phương thông qua 2 loại hình báo chí là báo in và báo điện tử, thời gian từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020

- Trên cơ sở khảo sát tư liệu, sử dụng các thao tác nghiên cứu khoa học, luận văn đã nêu bật thực trạng truyền thông về di sản văn hoá vật thể địa phương trên báo chí Cà Mau về những ưu điểm, hạn chế. Luận văn cũng đồng thời đặt di sản văn hoá Cà Mau nói chung, di sản văn hoá vật thể địa phương nói riêng trong tương quan với lý luận của văn hoá học, báo chí học, từ đó có cách nhìn khái quát nhất, chính xác nhất nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá tại địa phương.

- Luận văn đề ra các giải pháp để báo chí địa phương Cà Mau phát huy vai trò, vị trí và tác dụng của mình đối với công tác truyền thông về di sản văn hoá vật thể tại địa phương. Qua đó, nhận thức của xã hội, của mỗi cá nhân về di sản văn hoá vật thể địa phương được củng cố toàn diện, đó là nền tảng để thay đổi hành động của các cấp, các ngành và từng thành viên của cộng đồng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tại Cà Mau.

- Luận văn cũng mạnh dạn đề xuất mô hình truyền thông về di sản văn hoá địa phương trên báo chí địa phương, có thể áp dụng để nâng cao chất lượng truyền thông để báo chí địa phương thực sự là một phương thức hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể địa phương.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Nếu các kết quả nghiên cứu của luận văn được áp dụng vào mô hình hoạt động của toà soạn của báo chí địa phương Cà Mau nói riêng và báo chí địa phương nói chung, chất lượng truyền thông về di sản văn hoá sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực, hiệu quả. Không những vậy, mô hình truyền thông mà luận văn đề xuất, nếu được ứng dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng truyền thông về di sản văn hoá nói chung của các cơ quan báo chí.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận văn tập trung vào vấn đề truyền thông của báo chí Cà Mau về di sản văn hoá vật thể địa phương Cà Mau. Hướng mở rộng nghiên cứu có thể tiếp cận bao gồm hệ thống di sản văn hoá nói chung; rộng hơn có thể là vấn đề báo chí truyền thông về di sản văn hoá.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.


INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : PHAM QUOC RIN                    2. Sex: MALE

3. Date of birth: 19/03/1988                       4. Place of  birth: TA AN KHUONG, DAM DOI, CA MAU

5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV;  Dated: 4/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Changes in academic process: None.

7. Official thesis title: Propaganda on local tangible heritages on newspapers in Ca MauSurvey (conducted with printed and electronic newspapers from June 2019 to June 2020)

8. Major: Journalism;                                 9. Code: 8320101-01-UD

10. Supervisors: Assoc. Prof. Ph.d NGUYEN THI MINH THAI

11. Summary of the findings of the thesis:

- The thesis focuses on examining the local media coverage of Ca Mau’s cultural heritages, including local tangible cultural heritages, through 2 types of press: printed and digital newspapers, from June 2019 to June 2020

 - On the basis of examining data, using methods of scientific research, the thesis has highlighted the current situation of how the local press portrays the advantages and disadvantages of Ca Mau’s tangible cultural heritages in their platforms. The thesis also places Ca Mau’s cultural heritages in general, local tangible cultural heritage in particular in relation to the theory of culture, journalism, from which the most general and accurate view can be formed, which aimed at preserving and promoting the value of cultural heritage in the locality.

 - The thesis proposes solutions for the local media of Ca Mau to promote its role, position and influence towards the communications of tangible cultural heritages in the locality. Thereby, the awareness of the society and each individual about the local tangible cultural heritage is comprehensively strengthened, which will be the foundation for making changes to the actions of all parties, branches and each member of the community on conservation and promotion of cultural heritage values in Ca Mau.

- The thesis also boldly proposes a communication model about local cultural heritages in the local press, which can be applied to improve the quality of communications so that the local press would become more effective in preserving and promoting the value of the local tangible cultural heritages.

12. Practical applicability, if any: If the researching results of the thesis to be applied to the operating model of the newsroom of Ca Mau local press in particular and local press in general, the quality of communication on cultural heritage will be improved in a positive and effective direction. Not only that, the communication model proposed by the thesis, if applied, will contribute to improving press agencies’s quality of communication on cultural heritage in general.

13. Further research directions, if any: The thesis only focuses on the media issues of how Ca Mau’s press portrays Ca Mau's local tangible cultural heritage. More extended research that can be approached include the system of cultural heritage in general and broadly, media and press issues of cultural heritage.

14. Thesis-related publications: None available.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây