Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Hồng Hải Duyên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 6/10/1977
4. Nơi sinh: Phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
5. Quyết định công nhận học viên: Quyết định 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 4/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Truyền hình Nam Sông Hậu với vấn đề phát triển ngành tôm
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 8320101-01-UD
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Chí Trung
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã làm rõ thực trạng của công tác tuyên truyền về vấn đề phát triển ngành tôm Việt Nam trên sóng truyền hình khu vực Nam Sông Hậu để chứng minh sự cần thiết của báo chí, truyền hình trong việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương về phát triển ngành tôm trong thời gian đã qua và sắp tới. Từ đó đề cao vai trò quan trọng của báo chí, mà đặc biệt là các kênh truyền hình trong việc đã làm tốt 4 chức năng của báo chí: thông tin, giáo dục, giám sát và phản biện xã hội, tạo lập và phản ảnh dư luận xã hội. Những chức năng này luôn gắn liền với 4 vấn đề trọng tâm thông tin tuyên truyền phát triển ngành tôm Việt Nam. Đó là, tuyên truyền về tiềm năng điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Sông Hậu nói chung, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng nói riêng trong việc thích ứng với việc phát triển ngành tôm hiệụ quả và bền vững; tuyên truyền về ứng dụng công nghệ cao trong các mô hình nuôi tôm, để tạo sản phẩm chất lượng, không tồn dư hóa chất, thuốc kháng sinh; Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống, chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị; Tổ chức lại sản xuất hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn tạo đầu mối để liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, luận văn đã xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, nội dung, hình thức để làm cơ sở so sánh, đối chiếu và nhận xét về chất lượng chương trình trong diện khảo sát. Đặc biệt, còn phân tích cụ thể các hình thức thể hiện nội dung tuyên truyền của từng thể loại báo chí để tìm ra cách tuyên truyền phù hợp và hiệu quả nhất cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Trước tiên, tác giả nhận định rõ 4 vấn dề lớn cần được nhìn nhận trong công tác truyên truyền, đó là cần thay đổi cách tuyên truyền mới để theo kịp với công nghệ 4.0. Chủ động làm chủ thông tin, đưa tin chính thống, phong phú, nhanh nhạy, kịp thời và chính xác đền với người dân. Đổi mới phương thức tuyên truyền mang tính tương tác cao. Kêu gọi sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác tuyên truyền từ các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền từ trung ương tới cơ sở. Bên cạnh đó, tác giả còn rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc thông tin tuyên truyền phát triển ngành tôm Việt Nam trên sóng Truyền hình mà trong đó , việc xác định công chúng mục tiêu, bám sát nhu cầu công chúng , tăng cường chức năng tương tác của báo chí đối với công chúng và đặc biệt là nổ lực thực hiện cho bằng được việc áp dụng các tiến bộ khoa hịc công nghệ và sản xuất tác phẩm truyền hình để nâng cao tính cạnh tranh với các thể loại mạng xã hội, đồng thời mang đến cho công chúng một kênh truyền hình thực tế, tiện lợi dễ theo dõi và chất lượng.
Các giải pháp dành cho chương trình có nội dung về vấn đề phát triển ngành tôm là kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của luận văn, Đó là các giải pháp hướng đến việc nâng cao chất lượng chương trình như sau :
Truyền hình địa phương cần đổi mới sáng tạo nội dung theo hướng tác phẩm thông tin khác biệt chuyên sâu và đa chiều khác biệt và có tính cạnh tranh cao
Mô hình báo chí dữ liệu được đề xuất ứng thực hiện trong cách thể hiện các tác phẩm tuyên truyền để tránh sự nhàm chán vì lời bình thay vào đó là sự phân tích vấn đề một cách khoa học, logic để thuyết phục công chúng.
Nắm bắt nhu cầu công chúng. xem công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí để nâng cao hiệu quả truyền thông cao hơn. Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống các Đài PT.TH địa phương nhằm thực hiện các chương trình truyền thông trọng tâm, trọng điểm để đầy nhanh tiến độ phát triển ngành tôm theo chiến lược toàn quốc.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đề xuất này không mới, nhưng vô cùng cần thiết, để tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc điều hành, phân công công việc. Đồng thời đối với phóng viên, biên tập viên phải luôn luôn đổi mới cách nghĩ cách làm, tránh làm báo, biên tập theo một lối mòn, thiếu sự sáng tạo để có nhiều sản phẩm báo chí chất lượng mang hơi thở cuộc sống để thông qua sản phẩm báo chí, các chủ trương chính sách nhanh chóng đến với công chúng, làm thay đổi nhận thức của người dân về vị thế và vai trò của con tôm, ngành tôm trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành tôm Việt Nam lên một tầm cao mới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of the practitioner: Hong Hai Duyen
2. Gender: Female
3. Date of birth: October 6, 1977
4. Place of birth: Ward3, Bac Lieu City, Bac Lieu province.
5. Student recognition decision: Decision 3617/2018 / QD-XHNV, dated December 4, 2018 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the training process:
7. Title of dissertation topic: Television Nam Song Hau with the problem of developing the shrimp industry
8. Major: Journalism; Code: 8320101-01-01-UD
9. Scientific instructors: Assoc.Prof. Dr. Bùi Chí Trung - Director of the Institute of Information Technology and Communication Application.
10. Summary of the results of the thesis:
The thesis has clarified the status of propaganda on the development of Vietnam's shrimp industry on television in the South River Hau region to demonstrate the necessity of the press and television in disseminating policies books of the Party, State and local authorities at all levels on shrimp industry development in the past and coming time. Since then, to highlight the important role of the media, especially television channels in doing well the four functions of the media: information, education, social supervision and criticism, creation and criticism. photo public opinion.
These functions are always associated with 4 central issues of communication and propaganda for the development of Vietnam's shrimp industry. That is, propaganda about the potential of natural conditions of the South River Hau region in general, Bac Lieu, Ca Mau, Soc Trang in particular in adapting to the development of the shrimp industry effectively and sustainably; propaganda on the application of high technology in shrimp farming models to create quality products without residues of chemicals and antibiotics; To invest in the development of the shrimp industry according to the systematic and value chain thinking, in which enterprises play the leading and driving role of the whole value chain; Reorganizing production in the direction of cooperation, linking small production establishments to create large-scale concentrated raw material production areas to create a focal point to link with enterprises supplying input materials, and consuming products.
In addition, the thesis has built a table of evaluation criteria, content and form to serve as a basis for comparing, comparing and commenting on the quality of the program in the survey area. In particular, it also analyzes in detail the forms of the propaganda content of each type of press to find the most appropriate and effective propaganda for the aquaculture sector.
First of all, the author clearly identified four major issues that need to be seen in propaganda, which is the need to change new propaganda ways to keep up with technology 4.0. Proactively owning information, providing information officially, plentifully, quickly, promptly and accurately to the people. Innovating highly interactive communication methods. Call on the community to be responsible for propaganda from specialized agencies, authorities at all levels from the central to grassroots levels. In addition, the author also draws many lessons learned in propagating the development of Vietnam's shrimp industry on television waves, in which, identifying the target public, following the public's needs, increases enhancing the interactive function of the press towards the public and especially efforts to make the application of scientific and technological advances and the production of television works to enhance competitiveness with genres the social network, at the same time, to provide the public with a convenient, practical and quality TV channel.
The solutions for the program with the content of the development of the shrimp industry are the most important research results of the thesis, These are the solutions aimed at improving the quality of the program as follows:
Local television needs to innovate content in the direction of highly competitive and highly differentiated information works.
The proposed data journalism model is implemented in the way of presenting propaganda works to avoid the boredom of commenting instead of analyzing the problem in a scientific and logical way to convince the public.
Capture the needs of the public. See the press public as a partner of the press, as a source of data and a source of nurturing media to improve communication efficiency. To build a link between the system of local television stations in order to carry out key and key communication programs to speed up the shrimp industry development progress according to the national strategy.
Improving the quality of human resources: This proposal is not new, but extremely necessary, to strengthen the responsibility and role of the head in the management and assignment of work. At the same time, for reporters, editors must always innovate their way of thinking, avoid journalism, edit according to a track, lack of creativity to have many quality journalism products that breathe life to Through media products, policies quickly reached the public, changing people's perceptions about the position and role of shrimp, the shrimp industry in the economy, making an important contribution to disseminating the Party and State's undertakings and policies on the development of Vietnam's shrimp industry to a new height.
11. Practical applicability in practice:
12. Further research directions:
13. Published works related to the thesis:
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn