TTLV: Quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử trên sóng truyền hình ( Khảo sát các Đài PT-TH Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang năm 2018 – 2019)

Thứ tư - 28/10/2020 22:07

1. Họ và tên học viên:          Nguyễn Thị Hải Đăng

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh:                     09/12/1983

4. Nơi sinh:                           Cà Mau

5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV Ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: Quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử trên sóng truyền hình ( Khảo sát các Đài PT-TH Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang năm 2018 – 2019)

8. Chuyên ngành: Báo chí học      ; Mã số: 8320101-01-UD                                  

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác):  PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh – Học viện Báo chí và Tuyên truyền

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

 Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, kế thừa các kết quả của các công trình trước, những đóng góp của luận văn bao gồm:

- Đề tài làm rõ một số lý luận về vai trò của báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng đối với vấn đề quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT).  Các khía cạnh, các mặt của thực trạng quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT trên sóng truyền hình mà cụ thể là truyền hình Cà Mau ( có khảo sát thêm Đài truyền hình Bạc Liêu và An Giang) được nghiên cứu theo hướng chung trong một tổng thể theo quan điểm phát triển bền vững.

- Bên cạnh những đánh giá về những thành công trong quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT trên sóng truyền hình, những bất cập trong quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT trong thời gian qua, luận văn cũng đưa ra những xu hướng nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT, hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của báo chí truyền hình trong công tác Quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT. Trong đó đề xuất những giải pháp cụ thể: phương thức quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT trên sóng truyền hình, nâng cao chất lượng chương trình ĐCTT: Nội dung, hình thức, ê kíp sản xuất chương trình, những giải pháp thu hút công chúng...

- Luận văn cũng nghiên cứu những đề xuất, những kiến nghị về vai trò lãnh đạo của các cơ quan báo chí đối với quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống nước nhà mà cụ thể là nghệ thuật ĐCTT. Sự phối hợp chung giữa các cơ quan báo chí, cùng với các ngành có liên quan trong lĩnh vực văn hóa  sẽ tạo điều kiện trong quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT.

- Đồng thời, luận văn còn xác định đặc điểm và phương thức sản xuất mới, áp dụng cho các chương trình truyền hình dành cho bộ môn nghệ thuật ĐCTT. Qua đó, góp phần thu hút khán giả và tạo được sự kết nối giữa khán giả với bộ môn nghệ thuật ĐCTT – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đó góp phần đưa ĐCTT đến gần hơn nữa với đời sống xã hội trong thời đại số.

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú hơn về vai trò của báo chí truyền hình với văn hóa. Tầm quan trọng của truyền hình trong việc góp phần quảng bá, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đặc biệt là Di sản văn hóa phi phật thể đại diện của nhân loại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận văn có đưa ra nhiều phương thức quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT, trong đó có những mô hình sản xuất chương trình cụ thể và dễ hiểu. Vì thế những mô hình này nếu được áp dụng sẽ góp phần tích cực trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT trên sóng truyền hình. Những phương thức được đề xuất không chỉ áp dụng cho việc quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT mà còn mà có thể sử dụng cho bất cứ nghệ thuật truyền thống nào, như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca Trù, Hát Xoan,...

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Không có

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có): Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyễn Thị Hải Đăng                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/12/1983                                     4. Place of  birth: Ca Mau

5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV, Dated 04/12/2018

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Advertise, preserve and promote the art of Don ca tai tu ( Survey of Radio and Television Stations: Ca Mau, Bac Lieu, An Giang in 2018 – 2019)

8. Major: Journalism school                              9. Code: 8320101-01-UD 

10. Supervisors(Full name, academic title and degree): Associate Professor Dr. Nguyen Ngoc Oanh - Academy of Journalism and Propaganda

11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any)

From research objectives, research tasks and content, inheriting the results of previous works, the contributions of the thesis include:

- The topic clarifies a number of theories about the role of the media in general and television in particular for the issue of advertising, conservation and development of Don ca Tai tu. The aspects of the current situation of promoting, preserving and promoting the art of communalism on television, particularly Ca Mau television (with further investigation of Bac Lieu and An Giang Television Station) were studied according to general direction in a whole in view of sustainable development.

- In addition to the assessment of the successes in promoting, preserving and promoting of Don ca Tai tu on television, the shortcomings in promoting, preserving and promoting the art of communalism in recent years, the thesis also giving trends to promote, preserve and promote the art of communalism, a system of solutions and recommendations to enhance the role of television media in promoting, preserving and promoting technology Technical Don ca Tai tu. In which, proposing solutions for each specific item: methods of promoting, preserving and promoting the art of communal communication on television, improving the quality of the program of communication: Content, form, program production team. , solutions that appeal to the public.

- The thesis also researches the proposals and recommendations on leading role of the press agencies in promoting, preserving and promoting the traditional arts of the country, particularly Don ca Tai tu. The joint coordination between press agencies, together with relevant branches in the cultural field, will facilitate the promotion, conservation and promotion of Don ca Tai tu.

- At the same time, the thesis also identifies new production characteristics and methods, and applies to television programs for the art subject of Don ca Tai tu. Thereby, contributing to attracting the audience and creating a connection between the audience and the subject matter of the arts - the representative intangible cultural heritage of humanity. Since then, it contributes to bringing Don ca Tai tu closer to social life in the digital age.

- The research results will contribute to supplementing and enriching the role of media and television with culture. The importance of television in contributing to the promotion, preservation and development of cultural heritages, especially the representative intangible cultural heritage of humanity.

12. Practical applicability, if any: The thesis proposes many modes of promoting, preserving and promoting the art of communality, including specific and easy-to-understand program production models. Therefore, if these models are applied, they will contribute positively in promoting, preserving and promoting the art of communality on television. The proposed modalities are not only applicable to the promotion, conservation and promotion of Don ca tai tu, but also for any traditional arts, such as Nha nhac cung dinh Hue, Khong gian van hoa Cong chieng Tây nguyên, Dan ca quan ho Bac Ninh, Ca Tru, hat Xoan...

13. Further research directions, if any: No

14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây