TTLV: Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý rác thải (Nghiên cứu trường hợp một số doanh nghiệp tại Hà Nội)

Thứ ba - 14/10/2014 09:06

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ

          1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quang                 2. Giới tính: Nữ

          3. Ngày sinh: 31/3/1978                               

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 1936/2011/QĐ-XHNVSĐH ngày 10/10/2011của Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Tên đề tài luận văn: Sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý rác thải (Nghiên cứu trường hợp một số doanh nghiệp tại Hà Nội)

7. Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, mã số 60 34 04 12

8. Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Đào Thanh Trường đang công tác tại Khoa khoa học Quản lý, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong những năm gần đây ứng dụng những công nghệ tiên tiến (công nghệ xanh) trong xử lý rác thải còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao. Để giảm ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực xử lý rác thải cần phải sử dụng ứng dụng các công nghệ xanh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm thứ phát từ các công nghệ xử lý truyền thống như chôn lấp chiếm nhiều diện tích đất, hao phí tài nguyên. Chính vì vậy cần thúc đẩy các doanh nghiệp xử lý rác thải ứng dụng công nghệ xanh cần xây dựng một chính sách tài chính nhằm thu hút sử dụng công nghệ tiên tiến xử lý rác và đồng thời hạn chế việc sử dụng các công nghệ cũ ảnh hưởng đến hiệu xuất xử lý và môi trường của chúng ta.

Đề tài nghiên cứu sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý rác thải (nghiên cứu trường hợp một số doanh nghiệp tại Hà Nội).

Thực trạng ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý rác thải sinh hoạt tại Hà Nội bằng việc ứng dụng các Công nghệ như công nghệ chôn lấp hở là công nghệ đơn giản nhất để xử lý chất thải rắn, công nghệ này nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh; Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh; Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo phương pháp hiếu khí; Công nghệ SERAPHIN…

Đưa ra các giải pháp sử dụng tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh như chính sách hỗ trợ đối với công nghệ xanh, chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ tài chính, chế tài xử lý đối với doanh nghiệp áp dụng công nghệ thiếu thân thiện môi trường trong xử lý chất thải.

Đưa ra các chế tài xử lý vi phạm nhằm bảo vệ môi trường cụ thể: Chế tài xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp không áp dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt, chế tài hình sự và các chế tài khác. Đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích việc sử dụng công nghệ xanh của các doanh nghiệp xử lý rác thải như xây dựng hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế và thủ tục, thắt chặt chính sách ưu đãi, xây dựng cơ chế thị trường trong lĩnh vực xử lý rác thải, phát triển thị trường đối với sản phẩm tái chế, tuyên truyền, vận động...

        Các công cụ tài chính được nhà nước quy định nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ xanh trong xử lý chất thải cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường nói chung của toàn xã hội. Các chính sách ưu đãi đa dạng, từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đất đai đến ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hỗ trợ giá…, qua đó tạo ra một cơ chế khuyến khích tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ xanh trong xử lý chất thải nói riêng.

        Để các công cụ tài chính thực sự phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh xử lý chất thải thì cần xây dựng hệ thống chính sách pháp luật bằng văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản dưới luật quy định về các công cụ tài chính khuyến khích ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý chất thải cũng cần được nghiên cứu, xây dựng, ban hành và triển khai; cơ chế thủ tục để tránh sự phiền hà, phức tạp; các công cụ tài chính như thắt chặt chính sách ưu đãi, xây dựng cơ chế thị trường trong lĩnh vực xử lý chất thải, tăng cường chế tài xử phạt vi phạm hành chính, phát triển thị trường đối với sản phẩm tái chế, tuyên truyền, vận động các đối tượng liên quan.

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Quang                      2. Gender: Female

3. Date of Birth : 03/31/1978                           4. Place of birth : Ha Noi

5. Admission decision number:1936/2011 / QD - XHNVSDH Date 10/10/2011of Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi .

6. Name thesis : Use of financial instruments to promote the application of green technology in the field of waste treatment (studying cases of some enterprises in Hanoi)

7. Major in Science and Technology Management, Code 60 34 04 12

8. Science supervisor: Dr. Dao Thanh Truong, working at Department of Management Sciences, University of Social Sciences and Humanities , Vietnam National University Hanoi.

9.Summary of the findings of the thesis :

In recent years, the application of advanced technologies (green technologies) in the garbage disposal is limited due to many different reasons , this makes the pollution of the environment increase. To reduce environmental pollution in the field of waste treatment, green technology applications need to be used to treat the problem of secondary pollution from the traditional treatment technologies such as landfill which covers much ground , wastes resources . Therefore, we should promote enterprises to treat waste with green technology applications, build a financial policy in order to attract enterprises to use advanced waste disposal technology and limit the use of out of date technologies which affect the treatment efficiency of our environment.

The research project uses financial instruments to promote the green technology application in the field of waste treatment (studying cases of some enterprises in Hanoi).

The real situation of  green technology applications in waste treatment in Hanoi by applying technologies such as an open landfill technology, which is the easiest technology to handle solid waste, this technology if out of control will seriously affect the surrounding environment; sanitary landfill technology; organic micro production technology under aerobic method; Seraphin technology...

 

Providing financial solutions to promote green technology application like the policy to support green technology and the policy to support infrastructure, investment incentive policy, financial assistance policy, imposing sanctions for enterprises applying  the waste disposal technology, which is unfriendly with environment.

Introducing specific sanctions for violation in order to protect the environment. Administrative sanctions against enterprises, not applying green technologies in the field of waste treatment , criminal sanctions and other sanctions. Introducing measures to encourage enterprises to use green technology for waste treatment such as building law and policy system , mechanisms and procedures, tightening incentives, market mechanisms in the field of waste treatment, developing the market for recycled products, communication, advocacy ...

The state regulated financial instruments are to encourage the use of green technology in waste treatment, showing the state’s interest for the environment protection cause of  our society in general. These diversified incentives from infrastructure investment, land to the support of investment incentives, taxes, fees, rates ..., create  a relatively attractive incentive mechanism for investors in the field of environment protection in general and the enterprises using green technology  in waste treatment in particular.

For the financial instruments to be really effective in promoting the green technology application in waste treatment, it is necessary to build a law and policy system in implement instructing documents, underlaw documents,  regulating the financial tools to encourage green technology application in waste treatment should be studied, built , issued and deployed; procedure mechanism to avoid troublesome problems;  financial tools such as tightening incentive policy, constructing market mechanism in the field of waste treatment, strengthening sanctions against administrative violations, developing markets for recycled products, communication and mobilizing stakeholders.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây