TTLV: Sự truyền bá và phát triển của Đạo Hồi ở Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp Vương quốc Aceh thế kỷ XVI – XVII

Thứ năm - 18/05/2017 22:13

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Nghĩa                     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:28/06/1991

4. Nơi sinh: P. Vĩnh Phúc – Q. Ba Đình – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Sự truyền bá và phát triển của Đạo Hồi ở Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp Vương quốc Aceh thế kỷ XVI – XVII

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới              Mã số: 60.22.03.11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Thủy, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Hồi giáo được hình thành vào thế kỷ VII và là tôn giáo ra đời muộn nhất trong số các tôn giáo lớn trên thế giới nhưng lại có số lượn tín đồ đông đảo chỉ sau Thiên chúa giáo. Ngay sau khi ra đời, Hồi giáo được truyền bá và lan rộng ra các châu lục chủ yếu bằng vũ lực và chiến tranh. Tuy nhiên, tại Đông Nam Á, Hồi giáo lại được truyền bá bằng con đường hòa bình và theo hoạt động thương mại các thương nhân Hồi giáo. Hồi giáo ở Đông Nam Á phát triển hưng thịnh vào thế kỷ XV – XVII dẫn đến sự ra đời của một loạt các vương quốc Hồi giáo như Malacca, Aceh và Johor. Trong đó, Aceh là vương quốc thể hiện một cách điển hình nhất sự tác động, ảnh hưởng của đạo Hồi đối với quốc gia này. Từ một vùng đất hoang sơ, gần như không có một tư liệu lịch sử nào ghi chép lại trước khi lập quốc vào cuối thế kỷ XV, Hồi quốc Aceh đã có một thời kỳ hoàng kim trong thế kỷ XVI – XVII. Hồi giáo đã có những tác động mạnh mẽ đối với Aceh trên nhiều phương diện như chính trị, quân sự, ngoại giao để cạnh tranh với các đối thủ là Bồ Đào Nha và Johor; khẳng định vị thế của một cường quốc thương mại Đông Nam Á và hình mẫu hoàn hảo về văn hóa Hồi giáo trong khu vực. Vì vậy, Aceh xứng đáng là một trung tâm Hồi giáo ở Đông Nam Á trong thế kỷ XVI – XVII.  

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Lí giải được vì sao Đông Nam Á ngày nay là một khu vực có cộng đồng Hồi giáo đông đảo trên thế giới. Khẳng định được vì sao Aceh được gọi là “Hành lang của Mecca”, là vùng đất có đạo Hồi nghiêm ngặt nhất, chuẩn mực nhất ở Indonesia và trong Đông Nam Á ngày nay. Và cũng chính bởi việc thực thi Hồi giáo chính thống nhất mà trong thế kỷ XX, Aceh là tỉnh luôn có xu hướng li khai đấu tranh độc lập ở Indonesia. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục tìm hiểu về Hồi giáo đối với Aceh trong những thế kỷ tiếp theo.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Duc Nghia                   2. Gender: Male                                  

3. Date of birth: 28/06/1991                           4. Place of birth: Vinh Phuc Street, Ba Dinh District, Ha Noi

5. Decision N03215/2014/QĐ-XHNV-SĐH the 31th of December 2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in training process

7. Title of thesis: The propagation and development of Islam in Southeast Asia: A case study of Aceh in the 16th - 17th centuries

8. Specification: World History                      Code: 60.22.03.11

9. Supervisor: PhD Phạm Văn Thủy, History Faculty - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

10. Thesis summary.

Islam was created as a religion in the seventh century and has been among the most influential religions in the world. It has a large number of followers after Christianity. Immediately after its formation, Islam was spread and continues to spread to continents mainly by force and war. Nevertheless, it was introduced to Southeast Asia by peaceful means through the trading activities of Muslim merchants. Islam flourished in Southeast Asia in the fifteenth and seventeenth centuries leading to the birth of a series of Islamic kingdoms, such as Malacca, Aceh and Johor. Although Aceh was not the first place to receive Islam, it emerged quickly after Islam was introduced to the region. From a wild area with almost no historical records before the foundation of the country in the late 15th century, Aceh emerged to come an Islamic empire in the sixteenth and seventeenth centuries. Islam had a strong impact on Aceh in many aspects, such as politics, military, and diplomacy. It helped Aceh competing with rivals, such as Portugal and Johor. Aceh is the perfect model of Islamic culture in the region. Therefore, Aceh became a center of Islam in Southeast Asia in the sixteenth and seventeenth centuries.

11. Capability to apply in practice:

It explains the reason why Southeast Asia today is a region with a large Muslim community in the world. It confirms why Aceh is called the "Corridor of Mecca", the most rigorous and standardized Islamic land in Indonesia and in Southeast Asia today. The thesis also explains the reason why Aceh is the most orthodox Islamic practice that in the twentieth century and Aceh has been always inclined to separate in from Indonesia.

12. Orientation of following research:

Continue to learn about Islam in Aceh in the following centuries.

13. Published works relate to the thesis:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây