Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hoài Thu
2. Giới tính: nữ
3. Ngày sinh: 25/10/1977
4. Nơi sinh: Hoài Đức, Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Thể loại chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky: những đặc điểm loại hình.
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60.22.01.45
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã xác định nguồn gốc và sự hình thành của thể loại chân dung văn học trong văn học Nga là từ nửa sau thế kỷ XIX. Trên cơ sở tham chiếu những đặc điểm chung của văn xuôi Nga xô viết thập niên 1920 – 1950, luận văn nghiên cứu mảng chân dung văn học trong sáng tác của M.Gorky và K.Paustovsky và rút ra.những đặc điểm loại hình của thể loại như sau.
Chân dung văn học là một hiện tượng nghệ thuật dung chứa những yếu tố của các thể loại tư liệu và nghệ thuật. Trong tác phẩm chân dung văn học, hình tượng trung tâm là con người sáng tạo, cốt truyện “dao động” giữa các sự kiện có thật trong tiểu sử và những quan niệm về tính cách được dựng lên do tưởng tượng của tác giả. Vì vậy điểm xuất phát của cốt truyện chân dung văn học là “tri thức mới’ về đối tượng.
Về đối tượng phản ánh. Nhân vật có thực ngoài đời được tác giả xem như một chỉnh thể nghệ thuật, tiểu sử của nó được xem như “cốt truyện” độc lập, đã hoàn kết để dựa vào đó tạo nên một bức họa bằng ngôn từ. Bản chất thẩm mỹ của thể loại chân dung văn học nằm trong việc miêu tả cá tính sinh động của đối tượng – đó là tính chất độc đáo của “diện mạo”, của tư duy, ngôn ngữ, thể hiện qua tính cách, lối ứng xử cũng như trong tiểu sử sáng tạo của nó. Vì thế, trong chân dung văn học có sự hiện diện quan niệm của tác giả về nhân vật được miêu tả, khiến cho nhân vật không trùng khít hoàn toàn với tiểu sử của nó.
Về mô hình thể loại. Những đặc điểm của loại hình chân dung văn học thể hiện qua sự lựa chọn thể loại và phong cách của tác giả chân dung văn học. Những bút ký chân dung (portrait essay) của M.Gorky được sáng tác trong những thập niên 1920-1930 - thời kỳ văn xuôi có cấu trúc truyện kể nghiêng về các hình thức biểu hiện trực tiếp quan điểm của tác giả do có sự thâm nhập các yếu tố báo chí chính luận vào trong văn học. Trong khi đó các truyện chân dung (portrait story) của K.Paustovsky với vai trò chi phối của “đỉnh điểm trữ tình” (The lyrical climax) trong cấu trúc truyện kể nằm trong dòng chảy chung của văn xuôi đầu thập niên 1950 với sự trỗi dậy của những nhân tố lãng mạn kết hợp với triết lý
Về cấu trúc truyện kể. Xung đột chung, mang tính chất loại hình đối với tất cả các tác phẩm thuộc thể loại chân dung văn học là xung đột giữa điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn của những "người khác" đối với đối tượng được phản ánh. Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện kể trong chân dung văn học là thế giới nội tâm của tác giả-người kể chuyện cũng trở thành đối tượng phản ánh, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về lý thuyết thể loại
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Hoai Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: October 25th 1977. 4. Place of birth: Hanoi, Vietnam.
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated on December 30th 2013 by Rector of The University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Literary portraiture genre in works of M.Gorky and K.Paustovsky: The characteristics of genre
8. Major: Foreign Literature Code: 60.22.01.45
9. Supervisor: Associate Professor - PhD Pham Gia Lam – Faculty of Literature – The University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis determined the origin and development of the literary portraiture genre of Russian literature from the second half of the 21st century. Being based on reference to the general characteristics of Russian Soviet prose from the 1920s to the 1950s, the thesis researched the part of literary portrait on works of M.Gorky and K.Paustovsky and inferred the typical characteristics of genre as follows.
Literary portrait is an artistic phenomenon including elements of the documentary and artistic genres. Within works of literary portrait, the center image is the creative human, the plot oscillates among the real events during the biographies and attitudes to characters that were built by the writers’ fancy. Therefore, the point of departure of literary portraiture plot is “a new knowledge” about candidate.
The reflective candidate: The real candidate was considered as the whole perfect art. Its biography was considered as independent “plot”, finished in order to rely on making a picture by words. Aesthetic substance of literary portraiture genre is in describing the candidate’s lively character – that is the special nature of “aspect”, thought, language; expressions through characters, behaviors and in its creative biography as well. As a result, in literary portrait, there has been writer’s attitude of candidate who was described, which made the candidate wasn’t completely coincident with its biography.
The typical model. The characteristics of literary portraiture genre are showed through the choice genre and style of the literary portraiture writer. M.Gorky’s portrait essays were written during the 1920s and the 1930s – a period of prose that had story’s structure leaned towards the holistic journalistic elements on literature. Meanwhile, K.Paustovsky’s portrait stories with the governable role of the lyrical climax on story belong to the general flow of prose in the early 1950s, with the rising of the romantic and philosophic elements.
The structure of story. The general conflict, has typical nature to all works what belong to the literary portraiture genre, is the conflict between writer’s view and the view of “others” about the candidate that was reflected. One of the remarkable characters of story on literary portrait is the writer’s internal world – the teller also become the reflected candidate, shows the writer’s creative individuality.
11. Practical applicability, if any:
Being a consultative document to research and teaching about the typical theory.
12. Further research directions, if any: none
13. Thesis-related publications: none
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn