TTLV: Liên văn bản trong các phim hậu hiện đại của Wes Anderson

Thứ sáu - 20/05/2016 08:50

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Công Đức

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 10-05-1989

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: “Liên văn bản trong các phim hậu hiện đại của Wes Anderson”

8. Chuyên ngành: Lý luận lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình           Mã số: 60.21.02.31

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm, Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn là thể nghiệm đầu tiên viết về liên văn bản trong những bộ phim xây dựng theo khuynh hướng hậu hiện đại của đạo diễn người Mỹ W. Anderson. Trong quá trình thực hiện, luận văn vận dụng những khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học đã được nghiên cứu và được giới thiệu tương đối toàn diện ở Việt Nam để làm nền tảng lí luận và phương pháp luận cho việc khảo sát những đặc điểm của hậu hiện đại và liên văn bản trong những tác phẩm điện ảnh của W. Anderson, nhấn mạnh tinh thần khắc phục hậu hiện đại bằng chính nó của nhà đạo diễn tài ba này.

Liên văn bản trong phim của W. Anderson thể hiện đa dạng, trên mọi lĩnh vực, cấp độ: đó là lĩnh vực chuyển thể điện ảnh; lĩnh vực đề tài, thể loại, lĩnh vực nghệ thuật trần thuật.

Khi đề cập tới lĩnh vực chuyển thể, luận văn nhấn mạnh tới hình thức chuyển thể tiêu biểu: khơi gợi cảm hứng. Kiểu chuyển thể tự do này cho phép đạo diễn chuyển dịch từ những tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau (văn học, kịch, ca kịch…), kể cả loại hình phi nghệ thuật, từ nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau (lãng mạn, hiện thực, hiện đại chủ nghĩa) sang tác phẩm hậu hiện đại với tinh thần giễu nhại của nó thể hiện cả ở cấp độ parody, lẫn pastiche. Điều này cho thấy mối quan hệ văn bản giữa điện ảnh và các loại hình nghệ thuật luôn ẩn chứa tiềm năng, có thể mở ra một không gian tồn tại khác như vô tận. Hệ thống phong cách phim của Anderson qua các khâu kỹ thuật quay và dàn cảnh phim cho ta thấy tiềm năng lớn lao đó.

Để nhấn mạnh đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh của W. Anderson nhằm chuyển tải hữu hiệu những thông điệp nghệ thuật của đạo diễn, luận văn cố gắng phân tích những thủ pháp, kĩ xảo điện ảnh độc đáo trong các phim của ông.

Từ việc phân tích những cách tân do liên văn bản đem lại trong các bộ phim hậu hiện đại của W. Anderson, luận văn cố gắng luận giải thêm một cách hiểu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong bối cảnh liên văn hóa giao thời thế kỷ XX-XXI. Bằng điều đó chúng tôi hi vọng có những đóng góp nhất định vào lí thuyết chuyển thể điện ảnh, vốn gặt hái được một số thành công ở Việt Nam.

Giới thiệu phim hậu hiện đại của nhà đạo diễn độc lập Mỹ W. Anderson, luận văn muốn hướng tới một trong những khuynh hướng mới của điện ảnh thế giới với hi vọng có được một đóng góp nào đó cho điện ảnh Việt Nam hiện đang khao khát những thành tựu nghệ thuật cao để có thể hoà nhập với điện ảnh thế giới.  

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài luận văn mở ra những hướng nghiên cứu mới về trào lưu hậu hiện đại trong các nền điện ảnh thế giới.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

“Tinh thần khắc phục hậu hiện đại trong điện ảnh Mỹ (Qua phim của đạo diễn Wes Anderson)”, đăng trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 256, tháng 5 năm 2016, từ trang 79 đến trang 86.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Cong Duc                                              2. Sex: Male

3. Date of birth: 10/5/1989                                                  4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2998/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 30-12-2013 of the Director of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Intertextuality in postmodern films of Wes Anderson

8. Major: History theory and Film – Television criticism        Code: 60.21.02.31

9. Supervisors: Prof – PhD: Pham Gia Lam, Literature Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

Thesis is the first attempt to write about intertextuality in film which built in postmodern tendencies of W. Anderson, an American director. In the process of implementing, applying theses notions of postmodernism in literature have been studied and are relatively comprehensive introduction in Vietnam to theoretical foundation and methodology for looking at the characteristics of the postmodern and the associated text of the cinematographic works of W. Anderson, emphasizes the spirit of postmodern fix itself of this talented director.

Intertextuality in the film of W. Anderson represent diverse, in all areas, levels: the field of film adaptations; subject field, genre, narrative art field.

When referring to the field of adaptations, thesis emphasize adaptation typical form: inspiring. Freely adapted this style allows the director to shift from the works of many different art forms (literature, theater, comedy ...), including non-artistic types, from many different artistic tendencies together (romance, realism, modernist) to work with the spirit of postmodern parody of it expressed both at the level of parody, and pastiche. This suggests that the relationship between the film text and other forms of art always contain potential, can open up a space like endless existence. Style system of Anderson film through technical rotating stages and staging scenes for the great potential we see there.

To emphasize characteristic cinematic language of W. Anderson to convey the message effectively to the art director, the thesis attempts to analyze every of unique cinematic technique in his films.

From the analysis of the innovations brought by the joint text of the film's postmodern W. Anderson, thesis also try to add an understanding of the relationship between literature and cinema in the context of intercultural assignment of the XX-XXI centuries. Therefore, we hope to make a certain contribution to the theory of film adaptations, which achieved some success in Vietnam.

Introducing the film's postmodern of American independent director, W. Anderson, thesis want to reach one of the new trends of world cinema, hope to contribute to Vietnam cinema which is now liking to high artistic achievement in the way of integrating into world cinema.

11. Practical applicability, if any:

12. Further research directions, if any:

Thesis opens up new research directions of postmodern trends in world cinema.

13. Thesis-related publications:

"The spirit of overcoming postmodern film in America (Through film directed by Wes Anderson)", published in the Journal of the Vietnam Cultural Forum No. 256, May 2016, page 79 - 86.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây