Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/10/1991
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (Khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên)
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ - Viện Văn học.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Văn học Việt Nam sau 1975 với cuộc chuyển mình lớn đã mở rộng cánh cửa chào đón các cây bút nữ. Sự xuất hiện ồ ạt của các nhà thơ nữ cùng với sự ra đời dồn dập của các tuyển tập thơ nữ đã thổi một luồng gió mới cho thơ ca, góp phần tô điểm cho diện mạo nền văn học, lấy lại thế cân bằng trong sáng tác của các tác giả nam và nữ. Trong thơ nữ đương đại, người cầm bút giờ đây đã tự ý thức cao về bản thân, về giới của mình trong sự khác biệt với phái nam, tự tìm cho mình những đặc trưng riêng, những dấu ấn bản thể, hay nói cách khác là xác lập ý thức phái tính trong các sáng tác của mình.
- Trên cơ sở lý thuyết về phái tính và nữ quyền, luận văn đi vào tìm hiểu các sáng tác của hai tác giả cụ thể là Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên. Hai nhà thơ, hai phong cách, hai cá tính khác nhau nhưng đều thể hiện rõ một cái tôi mang thiên tính nữ và bộc lộ đầy đủ những tư duy đặc trưng của giới về cá nhân, tình yêu và xã hội. Nó thể hiện ước vọng được là mình, được sống thật với chính mình, giải thoát khỏi những định kiến truyền thống và là mong muốn của người phụ nữ được xã hội nhìn nhận một cách công bằng, bình đẳng so với phái nam.
- Về nghệ thuật, qua hệ thống biểu tượng, thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ, có thể thấy được bên cạnh những nét riêng về phong cách, cả hai nhà thơ nữ đều tìm về sự chảy trôi của mạch nguồn nghệ thuật thơ ca truyền thống, đồng thời hướng đến những cách tân mới mẻ và táo bạo nhằm khẳng định cá tính nghệ thuật của riêng mình. Đó là những bứt phá riêng của họ trên con đường tìm kiếm và khẳng định chính mình, khẳng định quyền lực giới. Đó không chỉ nỗ lực đổi mới nghệ thuật trong trong văn chương nói chung, còn thể hiện rõ ý thức phái tính của nhà thơ, góp phần đem lại thế cân bằng cho văn học nữ và bình quyền nữ giới ở lĩnh vực sáng tạo ngôn ngữ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Vấn đề căn tính dân tộc/ chủ nghĩa dân tộc trong văn học Việt Nam đương đại
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thu Hang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26th Oct 1991 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated 30th Dec 2013 issued by the Principal of University of Social Sciences and Humanities – Ha Noi National University
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The awareness of gender characteristics in women’s mordern poetry (Study of two poets: Tuyet Nga and Pham Thi Ngoc Lien)
8. Major: Vietnamese Literature Code: 60.22.01.21
9. Supervisors: Luu Khanh Tho, Associate Professor and Doctor of Philosophy at Literature Institue
10. Summary of the findings of the thesis:
- Vietnamese literature after 1975 with a vigorous change welcomed female writers. The crowded emergence of female poets together with the rapid issues of women’s poet collections blew a fresh wind for poetry, embellished the literature appearance and recovered the balance of composition between male and female writers. In women’s modern poetry, nowadays, authors are highly self-conscious of themselves and their gender along with the difference between mankind and womankind, find their own specific characteristics and essence marks; in other words, they establish the awareness of gender characteristics in their writings.
- On the basis of gender characteristic and feminism theory, the thesis studies poets of two specific authors: Tuyet Nga and Pham Thi Ngoc Lien. They are two poets, two pioneers and two different personalities but both of them express clearly their female instinct and expose fully their thoughts of individual, love and society, which are their aspiration to be themselves, to live with their real selves, to be rescued from traditional preconceptions and the women’s wish to be recognized fairly and equally by the society in comparison with mankind.
- With regard to artistry, through symbol system, style of poetry, tongue and language, it can be noticed that both of female poets come back to the current of traditional poetry artistic source, at the same time turn to daring and fresh innovation to confirm their own artistic character. Those are their particular breakthroughs on the way to find and confirm themselves and gender power. It is not only the effort to renovate literary artistry in general but also the obvious expression of the poet’s awareness of gender characteristics, which contributes to the balance of women’s literature and equality of women’s rights in language creativity field.
11. Practical applicability, if any:
12. Further research directions, if any:
The issue of nationalism in modern Vietnamese literature.
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn