TTLV: Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam

Chủ nhật - 05/06/2016 23:23

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thảo

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 06/12/1984

4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam

8. Chuyên ngành: Báo chí                     Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Kim, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Trong chương 1 – “Cơ sở lý thuyết và những điều cần biết về an toàn thực phẩm”, tác giả tập trung giải quyết một số lý luận chung về thông tin báo chí, đặc trưng đặc điểm các loại hình báo chí đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn và phác thảo bức tranh toàn cảnh về vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm về “thông tin”, “thông tin báo chí”, “tư vấn, chỉ dẫn”, “an toàn thực phẩm” và “thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm”. Bằng việc hệ thống lại đặc trưng đặc điểm của 4 loại hình (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử) để phân tích ảnh hưởng từ những ưu thế, nhược điểm của mỗi loại hình báo chí đối với thông tin tư vấn, chỉ dẫn.

Trong chương hai, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam trong hai năm 2014 -  2015. Về mặt nội dung, thông tin tư vấn, chỉ dẫn về an toàn thực phẩm trên báo chí được đề cập khá bao quát và toàn diện với những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mô như: Phổ biến, tư vấn chính sách pháp luật, công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, báo chí còn chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trong việc giữ an toàn cho bữa ăn gia đình, nhà trường, công ty…; tổ chức các diễn đàn trao đổi, giải đáp thắc mắc, đưa ra khuyến cáo, cảnh báo qua từng vụ việc, trường hợp cụ thể và cung cấp những thông tin cần thiết cho công chúng về chất cấm, chất phụ gia, chất hóa học… Về mặt cách thức thể hiện, báo chí cũng sử dụng và khai thác tối đa ưu thế của từng loại hình và sử dụng phong phú các thể loại báo chí như tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm, giao lưu trực tuyến…

Trong chương này, tác giả cũng chỉ rõ các nhóm đối tượng tham gia tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lựa chọn mời những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý phù hợp với việc tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí.

Kết quả khảo sát trên cả 4 loại hình báo chí cũng cho thấy, thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ còn rất khiêm tốn so với thông tin ở lĩnh vực khác. Đối tượng tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn mà báo chí hướng tới chủ yếu là người tiêu dùng thực phẩm trong khi đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ít được chú ý. Một số tồn tại, bất cập khác về mặt nội dung và hình thức thể hiện cũng được nghiên cứu làm rõ. Qua đó, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của dòng thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí.

Đáng chú ý, luận văn còn tiến hành thu thập ý kiến công chúng với kết quả 72% ý kiến người được hỏi cho rằng việc báo chí cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP là rất cần thiết, trong đó báo điện tử được công chúng đánh giá là loại hình thuận tiện nhất cho việc tiếp nhận thông tin này. Vấn đề mà phần đông công chúng lo lắng, nghi ngại hiện nay là chất cấm, chất hóa học, các loại phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo… tiềm ẩn bên trong thực phẩm mà chỉ bằng các giác quan của con người khó có thể phân biệt được. Đây được coi như một chỉ báo về nhận thức, thái độ của công chúng trước diễn biến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay. Dựa trên chỉ báo này, các cơ quan báo chí sẽ có định hướng tổ chức và đầu tư thích đáng đối với hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về dòng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên báo chí hiện đại.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí và nhất là các phóng viên, nhà báo trong việc nhìn nhận, đánh giá hiệu quả của những sản phẩm báo chí mang tính chất thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm đang diễn biến phức tạp, việc báo chí tiếp tục đi sâu khai thác, phổ biến kiến thức giúp nâng cao hiểu biết cho người tiêu dùng thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Luận văn hy vọng cũng sẽ đóng góp thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn: Ví dụ như việc khai thác sử dụng ngôn ngữ phi văn tự trong các sản phẩm báo chí tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm; hoặc nghiên cứu làm rõ mối quan tâm, thái độ của công chúng đối với thông tin báo chí về vấn đề an toàn thực phẩm có thay đổi theo đặc trưng nhân khẩu học hay không…

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER THESIS

1. Full name of student: Tran Thi Thao      2. Gender: female

3. Date of birth: June 12th, 1984               4. Place of birth: Bac Ninh

5. Decision to confer MA student no.: 2998/2013/QD-XHNV-SDH on December 30th, 2013 by the President of the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

6. Changes in academic period: N/A

7. Thesis subject: Problems of food safety guidelines and consulting information in Vietnamese Press

8. Major: Journalism                                Code: 60.32.01.01

9. Scientific Supervisor: Dr. Le Thanh Kim, Deputy Chief Editor of People's Representatives Newspaper

10. Summary of thesis results:

The thesis focuses on researching and bringing some basic results as follows:

In Chapter 1 - "Theoretical Foundation and essential information about food safety", the authors concentrate on handling some general theories relevant to the Press, some features of various newspaper types towards consulting information, guidelines; and portraying food safety situation in Vietnam.  Such definitions as “information”, “newspaper information”, “counseling, guidance”, “food safety” and “food safety guidelines and consulting information” are of great concern. The author also summarizes unique features of 4 types of newspaper (printed, radio, television and electronic newspaper) in order to analyze how pros and cons of each newspaper type affects consulting information and guideline.

In Chapter two, the thesis goes deeply into surveying and analyzing the content and presenting method of food safety guideline and consulting information in Vietnam Press in the period of 2014 - 2015. In terms of content, food safety guideline and consulting information were widely and comprehensively mentioned by issues related to policies and mechanism on macro level such as: propagandizing and counseling legal policies and State management activities on food safety. Especially, Press also shared experience and knowledge in food safety at households, schools, enterprises and so on; organized forums to exchange information, answer any question, spread warning on specific circumstance as well as supply necessary information in prohibited substances, additives, chemicals ... In terms of presenting method, Press exploited completely the advantages of each newspaper type and employed a wide range of tools such as news, articles, reports, interviews, seminars, online exchange programs..

In this chapter, the author also points out the specific groups that provide food safety guideline and consulting information on Press, which affirms the important role of proper selection activities of invited experts, scientists, manager who are compatible with food safety guideline and consulting information on Press.

Survey results on all four types of newspaper shows that food safety guideline and consulting information accounts for a very modest proportion in comparison with other fields. The targeted receivers of food safety guideline and consulting information are mainly food consumers whereas food manufacturers, processers and sellers are paid little attention. Furthermore, some negative situation in terms of content and presenting methods are embraced in this chapter. Thereby, the author straightly recommends some solutions with the hope to accelerate quality of food safety guideline and consulting information on press.

Notably, the thesis gathering public opinions releases that 72% of the respondents attached important to food safety guideline and consulting information on press, electronic media is alleged to be the most convenient way to convey information to receivers. The problem that most of us worry is that prohibited substances, chemicals, additives, preservatives, artificial colors, etc cannot be observed by human eyes. This is considered as an indicator of perceptions, attitudes of the public in advance of the increasingly complicated issue today. Based on this indicator, the press agency should orient their investment in food safety issue.

11. Practice applicability:

With this theme, the thesis has important significance in supplementing and developing the theoretical system of consulting information flow on modern journalism.

The findings from the theoretical and practical thesis will have implications for press agencies and journalists especially, in recognizing, evaluating the effectiveness of press in conveying food safety guideline and consulting information. In the context of increasingly complicated food safety issues, that the press continues to exploit and popularize knowledge to help improve understanding of food consumers is absolutely essential.

The thesis does hope to contribute meaningful information to researchers, authorities and those who concerns about this issue.

12. Further research directions:

If possible, from this thesis the author can also raise some further research directions: for example the exploitation of non- script language in food safety guideline and consulting information on press; or research to study whether people’s concern and attitude towards food safety related articles vary by demographic characteristics or not

13. Publicized projects related to the thesis: N/A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây