TTLV: Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Ninh: Nghiên cứu từ góc nhìn Nhân học

Thứ năm - 30/07/2020 05:28

1. Họ và tên học viên: Mạc Thị Công Lý                          2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/11/1993

4. Nơi sinh: Xã Hợp Thành, huyện Thủy  Nguyên, TP. Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 1756/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 28/6/2020 đến 28/12/2020

7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Ninh: Nghiên cứu từ góc nhìn Nhân học.

8. Chuyên ngành: Nhân học                        Mã số: 8310302.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Minh Hằng, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Kiến thức của người chăn nuôi về kháng sinh còn hạn chế, kết quả nghiên cứu cho thấy 82% người dân không biết các loại kháng sinh hiện nay bị cấm sử dụng. Người dân còn nhầm lẫn về tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị. Kháng sinh được sử dụng thiếu kiểm soát trong việc phòng bệnh, điều trị bệnh. Trong phòng bệnh, kháng sinh thường được trộn định kỳ trong thức ăn. Trong điều trị, kháng sinh thường được tiêm tăng liều từ 0.5-2 lần, thậm chí gấp 3 lần, so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến tốn kém chi phí sản xuất và hiện tượng kháng kháng sinh ở vật nuôi và con người khi sử dụng thực phẩm có lượng tồn dư kháng sinh cao.

            Các yếu tố tác động đến việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn bao gồm: kinh nghiệm của người chăn nuôi, hệ thống dịch vụ thú y địa phương, cửa hàng thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi, giá cả thị trường, vai trò của giới trong chăn nuôi và truyền thông. Trong đó, kinh nghiệm của người chăn nuôi, chất lượng dịch vụ thú y và tư vấn của cửa hàng thuốc thú y là những yếu tố tác động nhiều tới quyết định sử dụng kháng sinh. Tùy vào từng quy mô chăn nuôi các yếu tố này sẽ ảnh hưởng với mức độ khác nhau.

            Xem xét việc thực hành sử dụng kháng sinh trên cơ sở lý thuyết người nông dân duy lý (Emanuel Popkin) và người nông dân duy tình (James Scott) cho thấy người chăn nuôi lợn mang đầy đủ hai yếu tố duy lý và duy tình trong quá trình sản xuất chăn nuôi lợn cũng như trong vấn đề sử dụng kháng sinh.

11.  Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Những phát hiện trong luận văn làm cơ sở đề xuất cho những giải pháp phù hợp, có ý nghĩa trong việc tiết kiệm chi phí chăn nuôi, hướng đến sự phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao sức khỏe con người.

      

                                                                                     INFORMATION OF MASTER THESIS

1. Full name:  Mac Thi Cong Ly                                2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/11/1993                                       4. Place of birth: Hai Phong city

5. Admission decision number:  1756/QĐ-XHNV     Dated: 28th June 2018

6. Changes in academic process: 28th June 2020 to 28th December 2020

7. Official thesis title: The Situation and Factors Influencing Antimicrobial Use in Pig Farming in Bac Ninh Province: An Anthropological Research

8. Major:  Anthropology                                              9. Code:  8310302.01

10. Supervisors: Tran Minh Hang, PhD, Institute of Anthropology - Vietnam Academy of Social Science

11. Summary of the findings of the thesis:

Farmers' knowledge about antibiotics is limited, the research results show that 82% of people do not know antibiotics that are currently. People are still confused about the effect of antimicrobials. Antimicrobials are used uncontrollably in disease prevention and treatment. In disease prevention, antimicrobials are often mixed periodically in food. In treatment, antibiotics are usually injected with a dose increase of 0.5-2 times, even 3 times, compared to the manufacturer's recommendations. The overuse of antimicrobials in animal husbandry leads to costly production and antimicrobials resistance in livestock and human being when they use food with high antimicrobial residues.

Factors influencing antimicrobial use in pig farming include farmers' experiences, local veterinary service systems, veterinary drug/feed stores, market prices, gender role in animal husbandry and communication. In particular, farmers' experiences, quality of veterinary services, and consultation of veterinary drug stores are key factors that influence the decision-making to use antimicrobials. Depending on the scale of animal husbandry, these factors will affect to different degrees.

Considering the practice of using antimicrobials on the rational farmer theory of Emanuel Popkin and the moral farmer theory of James Scott shows that the farmers fully carry both rational and moral factors in the pig farming and in the use of antimicrobials.

12. Practical applicability, if any: The study contributes to identify factors affecting the use of antibiotics in livestock. The findings in the thesis serve as the basis for proposing appropriate and meaningful solutions in saving livestock costs, the development of sustainable agriculture and human health improve.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây