TTLV: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp học sinh có rối loạn stress

Thứ tư - 22/07/2020 23:24

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Phương Hoa               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/12/1995

4. Nơi sinh: Phương Thịnh-Tam Nông-Phú Thọ.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp học sinh có rối loạn stress.

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng              Mã số: Thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong đó là stress học đường. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè và học hành là nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

Sự quan tâm không đúng cách của gia đình, đặc biệt là bố mẹ cũng gây cho các em học sinh những căng thẳng nhất định, dẫn đến một số rối loạn về cảm xúc và hành vi.

Ở những học sinh có rối loạn stress, chúng ta có thể quan sát thấy các biểu hiện về thể chất như: sụt cân, chán ăn, khó chịu, mệt mỏi. Về tâm lý, các em luôn có cảm giác buồn bực không rõ lí do, mất hứng thú với những đam mê của bản thân, thích ở một mình. Các em có những nhận thức sai lệch như: có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc sống, luôn cảm thấy mình kém cỏi, không có giá trị. Hành vi có thể xuất hiện ở các em khi nóng giận như là: la hét, đập phá, đánh nhau,…Bởi vậy, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xung quanh của các em.

Như vậy, ở lứa tuổi học sinh, các em còn đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm lí chưa được vững vàng, cảm xúc của tuổi mới lớn còn bồng bột, chưa làm chủ được hành vi của mình. Nếu cha mẹ mà đặt ra yêu cầu quá cao cho con hoặc áp đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con, áp kế hoạch của mình để cho con làm thì con sẽ cảm thấy bị áp lực nặng và đương nhiên là,mối quan hệ trong gia đình trở nên xa cách hơn. Thay vì thế, cha mẹ sẽ cùng con đưa ra những kì vọng phù hợp với năng lực của con, để cho con quyền lựa chọn về những quyết định của bản thân, cho con thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, tránh dồn dập công việc quá nhiều,..

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến việc hỗ trợ cho một học sinh có rối loạn stress. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của người chăm sóc chính nói chung, và vai trò của bố mẹ nói riêng trong quá trình hỗ trợ trẻ. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp, chiến lược can thiệp phù hợp với từng đối tượng. Nhấn mạnh đến vai trò của sự chăm sóc, giáo dục của bố mẹ đến hiệu quả can thiệp và trị liệu những vấn đề hành vi,nhận thức cho trẻ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

                                                                 INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Thi Phuong Hoa                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 20th  December  1995                                    

4. Place of birth: Phuong Thinh-Tam Nong-Phu Tho

5. Decision of student recognition No: 1698/2017/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                               

7. Official thesis title: Psychological support for a case of students with stress disorders.

8. Major:  Psychology clinique                                  Code: Pilot

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thu Huong

10. Summary of the thesis results:

Nowaday stress is a common psychological problem in society, appearing at any ages. One of these is school stress. Pressure from family, friends and school is the main cause of stress for many teenagers.

The family take care children improperly , especially parents, which also causes them to stress and a number of emotional and behavioral disorders.

The students with stress disorders have physical manifestations such as weight loss, anorexia, irritability, fatigue. Psychologically, they always feel sad unconditionally, uninterested in their own passions, preferring to be alone. They have misconceptions such as having negative thoughts about themselves and life, always feeling inferior and worthless. When they are angry, they behave such as screaming, smashing, fighting, etc. Therefore, it affects their quality of life and relationships.

At the school age, students are still in the process of forming their personalities, their psychology is not stable, the feelings of adolescence are still effervescent and have not mastered their own acts. If parents places a requirement too high on children or imposes their own thoughts on them, applies parent’s plan to the children, they will feel pressured and, of course, a relationship between parents and children becomes more distant. Instead, parents should work with their children to set expectations that match their child's abilities, provide them the right to make choices about their own decisions, give them time to relax, rest and avoid too much work.

11. Practical applicability:

          According to the results obtained from theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of supporting for a student with stress disorder. Thereby shows the importance of the main caregiver in general, and particularly the role of parents in the process of supporting children. On that theory, the thesis propose suitable interventions and strategies for each case. That emphasizes the role of parents in care and educating to the effectiveness of behavioral intervention and treatment for children.

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây