Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lương Anh Ngọc
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/09/1989
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận học viên số 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang: Một tiếp cận nhân học”
8. Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60.22.70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương Khoa Nhân họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đưa đến một cái nhìn tổng quát về truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức của người dân về phòng chống HIV/AIDS còn nhiều hạn chế. Những phân tích truyền thông từ góc độ “nguồn” cho thấy thực tiễn của việc cán bộ truyền thông thực hành “gán nhãn” đến diễn ngôn tệ nạn xã hội chưa hợp lý, bỏ qua hoạt động đánh giá sau truyền thông cũng như chưa tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân. Tình trạng kiêm nhiệm trong phân bổ cán bộ cùng sự ùn đẩy trách nhiệm hay phối hợp liên ngành lỏng lẻo cũng là những thực tiễn đáng quan tâm xét từ góc độ “nguồn”. Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ cùng sự đa dạng tên gọi địa phương về HIV/AIDS và các tài liệu truyền thông thiếu nhạy cảm văn hóa là rào cản đối với người dân trong tiếp cận thông tin truyền thông. Đồng thời, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém cùng tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở là những thách thức đối với không chỉ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông mà còn với cả người dân.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Góp phần đưa ra một số khía cạnh thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chính sách, chương trình can thiệp của các ban ngành hữu quan
- Là nguồn tham khảo hữu ích cho các học giả, sinh viên chuyên ngành, chuyên gia phát triển cộng đồng và những người làm công tác truyền thông can thiệp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phân tích sâu thêm các quan niệm và thái độ của người dân địa phương về các chương trình truyền thông cộng đồng trong tương quan so sánh với các diễn ngôn hiện thời về dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hướng phân tích này sẽ góp phần minh họa thêm cho các tranh luận học thuật gần đây về tính agency của các cộng đồng thiểu số, cũng như các tương tác liên tộc người ở Việt nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Lương Anh Ngọc & Phan Hồng Giang (2012), “Bạo lực gia đình đối với người có HIV nhìn từ góc độ xã hội học, văn hóa học”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 239-248.
- Lương Anh Ngọc (2015), “Chủ thể và đối tượng trong truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang nhìn từ lý thuyết gán nhãn và mô hình truyền thông của Claude Shannon”, Tạp chí Dân tộc học, số 06.2015.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ngoc Luong Anh 2. Sex: Male
3. Date of birth: September 01, 1989 4. Place of birth: Tuyenquang province
5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: December 28, 2012
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: “Communication on preventing HIV/AIDS in ethnic minorities in Tuyenquang province (Vietnam): An anthropological approach”.
8. Major: Ethnology 9. Code: 60.22.70
10. Supervisors: Nguyen Thi Thu Huong, PhD Lecturer Faculty of Anthropology University of Social Sciences and Humanities Vietnam National University of Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis provided an overview of communication on preventing HIV/AIDS in ethnic minorities in Tuyenquang province. The research findings indicated that local people's knowledge about HIV/AIDS is still limited. The analyses of communication from the perspective of “source” pointed out that the communication staff use “labeling” and discourse social evils in unsuitable ways, ignore assessment after doing the communication nor receive feedback from the local people. The status of concurrently, the shirking of responsibility and the loosely inter-agency coordination of communication staff are also current remarkable issues. The findings also indicated that the language, the diversity of the local names of HIV/AIDS and the lacked-cultural sensitivity communication materials are the barriers to local people accessing information in the communication. Simultaneously, the weak infrastructure system and the lack of professional human resources at the local level are the challenges for not only communication providers but also receiver (local people).
12. Practical applicability, if any:
The findings from this thesis help administrators to build suitable policies for developing communication on preventing HIV/AIDS in ethnic minorities. On the other hand, the findings are scientific references for scholar, student, communicational staff.
13. Further research directions, if any:
More in-depth analysis of the conceptions and attitudes of local people about the communication programs in comparison with the current discourses on ethnic minorities in Vietnam. This analysis directions will contribute to further illustrate the recent scholarly debate about the “agency” of ethnic minorities as well as inter-ethnic interactions in Vietnam.
14. Thesis-related publications:
- Luong Anh Ngoc & Phan Hong Giang (2012), “Domestic violence for persons with HIV from social and cultural approach angel”, The summary of International conference “Reality and future of family in the integrated world”, Hanoi, pp. 239-248.
- Luong Anh Ngoc (2015), “The sender and the receiver in communication on preventing HIV/AIDS in ethnic minorities in Tuyenquang province (Vietnam) from labeling theory and communication model of Claude Shannon approaches”, Journal of Anthropology, Vol. 6.2015.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn