TTLV: Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh

Thứ hai - 04/12/2017 22:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Hải    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/11/1991

4. Nơi sinh: Đại Lai- Gia Bình- Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học         Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu Trợ giúp tâm lý xã hội của cộng đồng cho người cao tuổi ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả khảo sát cho thấy:

Tại địa phương đang khảo sát thì Hội người cao tuổi là tổ chức mà

người cao tuổi tham gia đông đảo nhất. Nơi tham gia sinh hoạt tập trung ở địa bàn sinh sống. Hội  người cao tuổi hỗ trợ một phần nào trong đời sống tinh thần, vật chất cũng như tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi tại địa bàn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụ ông nhận được sự hỗ trợ

trong sinh hoạt hàng ngày nhiều hơn so với cụ bà, cụ ông nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiêp cũ nhiều hơn cụ bà, cụ bà nhận được sự hỗ trợ từ hàng xóm láng giềng nhiều hơn cụ ông. Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình đối với người cao tuổi giữa cụ ông và cụ bà tương tự nhau..

Xét về độ tuổi, người cao tuổi càng về già thì mức độ hỗ trợ xã hội càng tăng, người cao tuổi trong nhóm độ tuổi “trẻ” nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và ngoài gia đình ít hơn, nguyên nhân do người cao tuổi vẫn có thế lao động hay tự lo được cho bản thân, vì thế ít cần sư hỗ trợ, ngược lại, người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì sự lão hóa, kèm theo đó là bệnh tật, ốm đau nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn so với độ tuổi trước, và thường thì sự hỗ trợ thường xuyên là các thành viên trong gia đình. Những người cao tuổi có độ tuổi trên 70 tuổi nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn so với những người cao tuổi dưới 70 tuổi.

Nghiên cứu này cho thấy, phần lớn người cao tuổi không chỉ gắn bó với gia đình riêng mà họ còn tham gia tích cực vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình vì thế họ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bên ngoài gia đình.

Tuy nhiên, trong tất cả sự  trợ giúp tâm lý xã hội trong các mối quan hệ của người cao tuổi thì hầu hết người cao tuổi đánh giá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình, họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trong nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống cũng như tâm lý của người Việt Nam vốn rất coi trọng gia đình, ở một khía cạnh khác, có một số bộ phận người cao tuổi chỉ duy trì những mối quan hệ trong gia đình mà không hoặc tham gia rất ít vào các mối quan hệ bên ngoài gia đình, điều này làm hạn chế sự trợ giúp tâm lý xã hội bên ngoài xã hội đối với người cao tuổi.

Một bộ phận ít người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu là những người cao tuổi cô đơn, đó là những người cao tuổi đã hết tuổi lao động vì một lí do nào đó mà họ phải sống một mình hoặc tuy sống dựa vào người thân nhưng vẫn bị cô đơn, thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần thì cần được sự trợ giúp nhất định từ phía cộng đồng, xã hội.

Cảm nhận về tâm trạng của người cao tuổi có mối tương quan thuận tương đối mạnh có ý nghĩa thống kê với các phương thức trợ giúp về nhận thức, về cảm xúc và về làm việc của người chăm sóc. Các phương thức trợ giúp có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê. Trợ giúp về cảm xúc được người chăm sóc thực hiện nhiều nhất, thực hiện ít nhất là trợ giúp về nhận thức cho người cao tuổi.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở đào tạo nói chung và giảng viên nói riêng để đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, tôi sẽ nghiên cứu đề tài ở phạm vi rộng hơn nữa.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Hai                         2. Sex: Female

3. Date of birth: 01/11/1991                     4. Place of birth: Dai Lai- Gia Binh- Bac Ninh

5. Admission decision number: 3683/2015/QD-XHNV date  31/12/2015 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in the training process: None

7. Official thesis title : Social psychosocial support for the elderly in Bac Ninh province.

8. Major: Psychology                                 Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Hoang Moc Lan

10. Summary of the results of the thesis:

 Based on the study of psychosocial support for the elderly in Bac Ninh province. The survey results show that: 

- In the locality in question, the Elderly Association is an organization Elderly people participate most. Participants focus on living area. The Elderly Association supports a part of the spiritual and material life as well as organizes health activities for the elderly in the area.

 - The results showed that he received support In his day-to-day life more than his grandmother, he received more help from his friends and colleagues than her grandparents, who received more support from neighbors than his own. The support of family members to elderly people between grandparents and grandparents is similar.

- In terms of age, the older the elderly, the higher the level of social support, the elderly in the "younger" age group receive less support from the family and the family, the cause The elderly are still able to work or take care of themselves, so the less support they have, the older the elderly, the higher the aging, accompanied by illness, illness. They need more support than they were before, and often the support is often family members. Older people over 70 years of age receive much more support than older people under the age of 70.

- This study shows that the majority of the elderly are not only attached to their own families but also actively involved in relationships outside the family so they receive support from family and outside. family.

- However, in all the psychosocial support in the relationships of the elderly, most elderly people appreciate the relationship with the descendants in the family; they regard the family as the safe haven. most important, most important. This is in line with the tradition and psychology of the Vietnamese, who attach importance to the family. On the other hand, there are some sections of the elderly that maintain family ties without or very little involvement in relationships outside of the family, which limits the social psychosocial support to the elderly.

- A minority of elderly people in the sample are elderly lonely people, those who are out of work age for some reason they have to live alone or live on relatives but still lonely, lacking in material or spiritual need to receive certain support from the community, society.

- The perception of the elderly's mood was strongly correlated with the cognitive, emotional and caring supportive behaviors of the caregivers. Modalities of support differ significantly. Emotional support is most often done by caregivers, providing at least cognitive support for the elderly.

11. Applicability in practice:

The results of the thesis are a useful reference for training institutions in general and for trainers in particular to provide suitable solutions to improve the quality of life for the elderly.

12. Next research directions:

If there are conditions and time, I will study the topic on a wider scale.

13. Published works related to thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây