Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/7/1983.
4. Nơi sinh: Thạch Lỗi - Cẩm Giàng - Hải Dương.
5. Quyết định công nhận học viên: Quyết định số 3683/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ địa chính của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ Mã số: 60.32.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Liên Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, trình bày và phân tích thành phần, nội dung, giá trị của tài liệu lưu trữ địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
Tài liệu lưu trữ địa chính là tài liệu chuyên ngành đặc thù, là thành quả của việc đo đạc và đăng ký đất đai, thể hiện đầy đủ các thông tin về từng thửa đất phục vụ cho quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất, có giá trị về nhiều mặt. Tài liệu lưu trữ địa chính đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau như các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc, tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, trình bày thực trạng và đánh giá công tác tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ địa chính tại Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được như công tác phân loại tài liệu bước đầu được quan tâm, công cụ tra cứu tài liệu (phần mềm Cidoc) đã được ứng dụng phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng thì việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ địa chính vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích kho lưu trữ còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản, công tác lập hồ sơ chưa tốt, phân loại tài liệu trong kho chưa hợp lý, chưa có công cụ tra tìm tài liệu.
Nguyên nhân là do thiếu các văn bản hướng dẫn, trình độ cán bộ làm công tác lưu trữ chưa đáp ứng yêu cầu công việc, tài liệu không được giao nộp về lưu trữ lịch sử, công tác xác định giá trị tài liệu chưa tốt, phương án phân loại tài liệu chưa hợp lý.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng gồm:
Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý: hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản về lưu trữ tài liệu lưu trữ địa chính, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ địa chính, cán bộ làm lưu trữ tài liệu địa chính, đầu tư cơ sở vật chất, xây thêm phòng kho lưu trữ tài liệu địa chính.
Nhóm giải pháp về nghiệp vụ: một số biện pháp như xây dựng phương án phân loại chi tiết tài liệu địa chính, hoàn thiện hồ sơ địa chính, áp dụng bảng thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ địa chính, xây dựng công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ địa chính.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả đạt được của luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các văn bản qui định, hướng dẫn việc tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ địa chính ở Lâm Đồng
- Tổ chức phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ địa chính ở Lâm Đồng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: 27/07/1983 4. Place of birth: Thach Loi, Cam Giang, Hai Duong
5.Admission decision number: 3683/QD-XHNV dated 31/12/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic progress: None
7. Official thesis title: Organizing cadastral archives scientifically at Lam Dong Department of Natural Resources and Environment
8. Major: Archives Code: 60.32.03.01
9. Supervisor: Dr. Nguyen Lien Huong, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
Firstly, presenting and analyzing components, contents and values of cadastral archives at Lam Dong Department of Natural Resources and Environment
Cadastral archives are specific specialized documents, the result of land measurement and registration; they show full information about each lot of land serving state administration in using land with values in many aspects. Cadastral archives are diversified in types, abundant in contents, they include many different types of documents as documents formed in process of measurement, initial registration, land fluctuation registration, issue of certificate of land use right, cadastral maps, land declaration books, cadastral books, land fluctuation books, file copy of certificate of land use right.
Secondly, presenting reality and evaluating task of organizing cadastral archives scientifically at Lam Dong Department of Natural Resources and Environment
Besides the achievements as: document classification initially gets attention, document searching tool (Cidoc software) is applied to serve exploitation and usage demands, organizing cadastral archives scientifically has some disadvantages as storage area has not met storage requirements, document preparation is not good, document classification in warehouse is unsuitable, and there is no document searching tool
The reasons for above disadvantages are: short of guiding documents, qualification of storage staffs has not met work’s requirements, historical archives are not submitted, identifying value of documents is not good, document classification plan is unsuitable
Thirdly, proposing solutions to improve effectiveness of organizing cadastral archives scientifically at Lam Dong Department of Natural Resources and Environment, including:
Regarding to solutions to organization and management: guiding and implementing cadastral archives, training cadastral human resources, cadastral storage staffs, investing in infrastructure and building more warehouses for cadastral archives
Regarding to solutions to profession: some solutions as making plans for detailed classification of cadastral documents, completing cadastral documents, applying storage time for cadastral documents, developing cadastral archives searching tool
11. Practical applicability:
The achievements of the thesis will be one of reference sources for developing documents which stipulate and guide organizing cadastral archives scientifically at Lam Dong Department of Natural Resources and Environment
12. Further research directions:
Organizing cadastral document management in Lam Dong
Organizing exploitation and usage of cadastral documents in Lam Dong
13. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn