TTLV: Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt

Thứ tư - 12/08/2015 00:26

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hường                      

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/03/1987

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học         Mã số: 60.22.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn - Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương:

Chương 1. Cơ sở lý thuyết: trình bày khái quát những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài. Thảo luận về các khái niệm cơ bản: khái niệm vị từ, loại hình học về sự tình, sự phân biệt động/ tĩnh và sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt. Trên cơ sở xác lập một khung lý thuyết cho phạm vi của đề tài, chúng tôi cũng sẽ trình bày quan điểm riêng của mình và đường hướng mà luận văn sẽ đi theo trong quá trình nghiên cứu.

Chương 2. Sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt trong các kết cấu có yếu tố chỉ hướng

Xuất phát từ hệ thống phân loại vị từ tiếng Việt, những vấn đề chung về nhóm từ chỉ hướng trong tiếng Việt, luận văn miêu tả sự chuyển hoá vị từ tĩnh thành vị từ động trong kiểu tổ hợp có “vị từ tĩnh + từ chỉ hướng”, trong đó sự chuyển hoá tiếp tục được phân chia ở nhóm vị từ tư thế chuyển thành vị từ hành động và vị từ trạng thái thành vị từ quá trình.

Chương 3. Sự chuyển hoá từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt trong các kết cấu gây khiến - kết quả: phân tích vai trò của vị từ trung tâm trong kết cấu gây khiến – kết quả và lần lượt đi vào các trường hợp chuyến đổi ý nghĩa từ tĩnh sang động của các vị từ đó trên các phương diện biến đổi tính chất vật lí và biến đổi trạng thái, tính chất của đối tượng.

Chương 4. Sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ trong các kết cấu có yếu tố thời thể - tình thái: Khảo sát khả năng hỗ trợ cho sự chuyển hóa từ tĩnh sang động của vị từ tiếng Việt của các phụ từ chỉ tốc độ, bất ngờ, các yếu tố chỉ thời-thể và các yếu tố tình thái.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Ứng dụng vào việc biên soạn sách tham khảo ngữ pháp tiếng Việt, giáo trình dạy tiếng Việt và biên soạn từ điển tiếng Việt

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Khảo sát sự chuyển hóa nghĩa biểu hiện (nói chung) trong tiếng Việt

+ So sánh đối chiếu sự chuyển hóa của vị từ tiếng Việt với các ngôn ngữ khác

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

      

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Huong               2. Sex: Female

3. Date of birth: 31/03/1987                      4. Place of  birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010 of The Rector of  University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Transformation of stative predicates to dynamic predicates in Vietnamese

8. Major: Linguistics                                9. Code: 60.22.01

10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Hong Con – Department of Linguistics, University of Social sciences and Humanities, VNU Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis: Besides the introduction and conclusion, the main content of the thesis is presented in 4 chapters:

Chapter 1. Theoretical Foundations: an overview of theoretical issues related to the topic. Discussion of basic concepts: predicate, typology of states of affairs, the dynamic–stative distinction and the transformation of Vietnamese predicates. Based on establishing a theoretical framework for the range of the research, we will also present our own views and directions that thesis will follow during the research.

Chapter 2. The transformation of stative predicates to dynamic predicates in the construction with the directional adverbs 

Derived from the classification system of Vietnamese predicates and the common issues of Vietnamese directional adverbs, we describe the transformation from stative to dynamic of predicates in the structures with directional adverbs. The main part of this chapter describes the semantic-syntactic characteristics of transformational predicates (P) in two branches: from State (P) become Process (P), and from Position (P) become Action (P).

Chapter 3. The transformation of stative predicates to dynamic predicates in the causative-resultative structures: we analyze the role of nuclear predicates in causative-resultative structures and go in turn to the cases of physical properties and the state of object transformation.

Chapter 4. The transformation of stative predicates to dynamic predicates with the support of Tense, Aspect and Modal words: the adverbs of surprise and speed also belong to this group.

12. Practical applicability:

Applications in compiling reference Vietnamese grammar books, Vietnamese textbooks/course books and Vietnamese dictionaries.

13. Further research directions:

+ Research the transformation of verbs’ meaning and function (in general) in Vietnamese

+ Compare this phenomenon in other languages

14. Thesis-related publications: none

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây