Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trương Phan Thanh Thủy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/03/1989
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2415/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: có
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề không gian xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị ở Trung Quốc từ 1978 đến nay – Trường hợp thành phố Thượng Hải
8. Chuyên ngành: Châu Á Học Mã số: 60 31 06 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nhâm Thị Thanh Lý – Khoa Đông phương – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn với đề tài: “Vấn đề không gian xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị ở Trung Quốc từ 1978 đến nay – Trường hợp thành phố Thượng Hải” hướng đến 3 mục đích:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm về không gian xanh đô thị và tầm quan trọng của nó trong quy hoạch, xây dựng đô thị.
Thứ hai, trình bày và phân tích những chính sách quy hoạch, xây dựng hệ thống không gian xanh đô thị của Thượng Hải từ 1978 đến nay.
Thứ ba, rút ra một số kinh nghiệm trong quy hoạch, xây dựng không gian xanh đô thị ở Thượng Hải.
Từ những mục đích đó của luận văn, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả thu được một số kết quả như sau:
- Không gian xanh đô thị chỉ khu đất được xanh hóa, nằm trong phạm vi khu vực thành phố và ngoại ô, có chức năng cung cấp nơi vui chơi giải trí cho người dân, bảo vệ, cải thiện môi trường và làm đẹp thành phố. Không gian xanh là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch, xây dựng đô thị. Nó là “lá phổi xanh” của đô thị và mang lại rất nhiều lợi ích.
- Trước năm 1978, chính quyền Thượng Hải không coi trọng việc quy hoạch, xây dựng không gian xanh, vì thế số lượng không gian xanh rất ít. Sau năm 1978, chính quyền thành phố đề xuất nhiều chính sách quy hoạch không gian xanh sao cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn. Thượng Hải cũng đưa ra các kế hoạch cụ thể về xây dựng không gian xanh với tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu xây dựng cụ thể cho từng giai đoạn. Những chính sách, kế hoạch này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không gian xanh ở Thượng Hải, khiến Thượng Hải từ một “thành phố thiếu thốn màu xanh” trở thành “thành phố vườn cấp quốc gia”.
- Từ năm 1978 đến nay, Thượng Hải đã đạt được những thành tựu lớn trong xây dựng không gian xanh. Tuy nhiên, Thượng Hải vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển không gian xanh và chưa thể sánh bằng các thành phố lớn khác của Trung Quốc. Thượng Hải vẫn còn một chặng đường rất dài phải đi trong công tác quy hoạch, xây dựng không gian xanh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thông qua nghiên cứu và phân tích chính sách quy hoạch, xây dựng không gian xanh đô thị của Thượng Hải từ 1978 đến nay, rút ra những kinh nghiệm cho quá trình quy hoạch, xây dựng không gian xanh ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Trương Phan Thanh Thủy (2018), “Quy hoạch, xây dựng hệ thống không gian xanh đô thị ở thành phố Thượng Hải từ 1978 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 7, tr. 59-68.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Truong Phan Thanh Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/03/1989 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2415/2015/QĐ-XHNV, dated October 13th, 2015 by Director of VNU, University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in academic process: Yes
7. Official thesis title: Urban green space in urban planning and construction in China since 1978 - Case Study of Shanghai
8. Major: Asian Studies Code: 60 31 06 01
9. Supervisor: Dr. Nham Thi Thanh Ly – Faculty of Oriental Studies – VNU, University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis titled “Urban green space in urban planning and construction in China since 1978 - Case Study of Shanghai” aims at 3 objectives:
Firstly, it points out the concept of urban green space and its importance in urban planning and construction.
Secondly, it demonstrates and analyzes the policies of planning and construction of urban green space system in Shanghai since 1978.
Thirdly, draw some experience from planning and construction of urban green space in Shanghai.
Based on above - mentioned objectives, after my researching and studying process, I have obtained the following results:
- Urban green space is vegetated areas within the urban and suburban areas that provides recreational facilities for the people, protects and improves the environment, and beautifies the city. Green space is an important part in urban planning and construction. It is the “green lung” of the city and brings many benefits.
- Prior to 1978, the Shanghai government did not attach importance to planning and construction of green space, so the quantity of green space was very small. After 1978, the government proposed many policies of green space planning in accordance with the requirements of each period. Shanghai also has specific plans of green space construction with the concrete guidance and goals for each period. These policies have greatly impacted on the development of green space in Shanghai. Shanghai no longer lacks green space and become a “national garden city”.
- Since 1978, Shanghai has obtained great achievements in construction of urban green space. However, there are many shortcomings in the development of green space, and Shanghai does not keep pace with other major cities in China. Shanghai still has a long way to go in planning and construction of green space.
11. Practical applicability:
Through research and analysis of the policies of planning and construction of urban green space in Shanghai since 1978 to draw experience for the process of planning and construction of green space in Vietnam.
12. Further study directions, if any:
13. Thesis-related publications:
Truong Phan Thanh Thuy (2018), “Planning and construction of urban green space in Shanghai since 1978”, Vietnam Review of Northeast Asian Studies, No. 7, pp. 59-68.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn