TTLV: Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016

Thứ tư - 12/09/2018 00:08

1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HÀ:

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/5/1978

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/QĐ- XHNV; Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Theo chương trình khóa học từ tháng 12 /2015 - 12/2017, do điều kiện sức khỏe  nên tôi đã làm đơn xin ra hạn thêm 10 tháng (đợt 1 từ 1/01 /2018 đến 31/6/ 2018, đợt 2 từ 1/07/2018  đến 31/10/ 2018) để hoàn thiện luận văn.

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình trên Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016

8. Chuyên ngành: Báo chí và Truyền thông; Mã số: 60 32 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Quỳnh Nam

Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký kết các công ước quốc tế về thực hiện quyền phụ nữ và quyền trẻ em và việc đưa những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới vào gia đình được coi là một bước tiến bộ lớn, tạo điều kiện về mặt pháp lý để nâng cao vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên thực hiện bình đẳng giới (BĐG) không dễ dàng. Bởi một bộ phận xã hội vẫn hiểu không đúng về bất bình đẳng giới (BBĐG), và những nhận thức mang tính định kiến giới, coi trọng con trai hơn con gái, mặc định công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ… vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng bạo lực gia đình vẫn tiếp tục gia tăng gây bất ổn cho xã hội.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức về bất bình đẳng giới của truyền thông nói chung và các cơ quan báo chí, các nhà báo, Biên tập viên chưa đầy đủ và sâu sắc về mặt lý luận và khoa học.

Thực trạng này đã đặt ra những vấn đề quan trọng như: Đâu là nguyên nhân khiến cho tiến độ BĐG diễn ra chậm chạp, bất BĐG trong gia đình vẫn còn tồn tại và có chiều hướng phát triển phức tạp hơn? Làm thế nào để gỡ bỏ được những thách thức và các rào cản để thu hẹp khoảng cách bất BĐG? Công tác thông tin về bất BĐG trong lĩnh vực gia đình trên báo chí còn có những thách thức và hạn chế như thế nào?

Luận văn "Vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình (trên báo Phụ nữ Thủ đô, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015-2016) là một cố gắng để phần nào đóng góp vào nỗ lực chung nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề trên.

Luận văn được trình bày trong 4 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận)

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông đại chúng được vận dụng cho nghiên cứu bình đẳng giới và bất bình đẳng.

Chương 2: Nội dung thông điệp bất bình đẳng giới trong gia đình phản ánh trên báo PNTĐ, Báo PNTPHCM.

Chương 3: Hình thức thể hiện thông điệp bất bình đẳng giới trên Báo PNTĐ, Báo PNTPHCM.

Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao cách thể hiện thông điệp chống bất bình đẳng trong gia đình trên Báo PNTĐ, Báo PNTPHCM.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

  • Phát huy hiệu quả của nghiên cứu trong việc thông tin về BĐG và BBĐG trên báo PNTĐ, báo PNTPHCM.
  • Nâng cao hiểu biết của cơ quan báo chí, nhà báo, PV, BTV, CTV và công chúng về vấn đề chống BBĐG. Đưa ra những giải pháp hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đưa thông tin về BĐG, chống BBĐG trên báo PNTĐ, Báo PNTPHCM. Từ đó góp phần định hướng xã hội hiểu đúng về BBĐG, có thái độ và hành động phù hợp để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không       

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : NGUYEN THI HA

2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/5/1978          

4. Place of  birth: Nghe An

5. Admission decision number: 3683/QĐ-XHNV Dated 31/12/2015

6. Changes in academic process:

According to the course schedule from 12 / 2015 - 12 / 2017, due to health conditions, I applied for 10 months extension (the first from 1 / 01 / 2018  to 31 /6 /2018, the second from 1 /07/2018 to 31 /10 /2018) to complete the dissertation.

7. Official thesis title:

Gender inequality in the family The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press from 2015 to 2016

8. Major: Journalism and Communication.              Code: 60 32 01 01

9. Supervisors: Assoc. Prof, Dr. Quynh Nam Mai

10. Summary of the findings of the thesis:

Vietnam is one of the earliest countries signed the international conventions on the implementation of women's and children's rights. Also Vietnam introduced families a number of advances in gender equality, which is known as breakthrough especially it has been improve the role of women in the family.

It is not easy to achieve gender equality for some reasons. The first one is there are some social groups still believing in gender bias. For instance, theybelieve Women belong in the kitchen and Men belong at the office. Another reason is the lack of awareness on gender inequality in term of theoretical and scientific.

Thus there are some important issues to solve such as finding the reason of Progress on gender equality being far slow and more complicated how to bridge the gap for gender inequality, the challenges and limitations of information media about gender inequality in the family.

Gender inequality in the family” (The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press from 2015 to 2016), the thesis contributions to the current state of knowledge of gender inequality provide solutions for above problems.

The remainder of the paper is organized as follows, including 4 sections.

Section 1 reviews the literature. In detail, this section discusses some methods used in earlier studies to study gender equality and gender inequality. While section 2 briefly describes the contents of articles mentioned gender inequality in the family on The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press, how to mention of gender inequality on The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press is provided in section 3. Finally, section 4 concludes this paper with solutions to improve the expression of fighting inequality in the family on The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press.

11. Practical applicability, if any:

- The thesis would increase the effectiveness of studying information on gender equality and gender inequality on The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press.

- Also it could enhance the knowledge of journalists and residents of fighting gender inequality. In detail, it offers a number of reasonable solutions to improve the effectiveness of the providing information about gender equality to resident via The Capital Women press, Ho Chi Minh City Women's Press. As a result it helps people deeply understanding of gender inequality to implement easily gender equality in the family.

12. Further research directions (if any):

13. Thesis-related publications: no

 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây