TTLV: Người Việt Nam di cư tự do ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luông, thủ đô Viêng Chăn)

Thứ sáu - 27/09/2019 05:20

1. Họ và tên học viên: Bouathong VILAPHAN

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:10/10/1989

4. Nơi sinh: Tỉnh Bò Kẹo

5. Quyết định công nhận học viên số:2872/QĐ-ĐT Ngày 3 tháng 11năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  không có

7. Tên đề tài luận văn: Người Việt Nam di cư tự do ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Trường hợp làng Thạt Luông, thủ đô Viêng Chăn)

8. Chuyên ngành: Nhân học ; Mã số: 60310302

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn

Trước hết, luận văn đã khảo sát và phân tích các động lực di cư, đặc điểm lối sống và nỗ lực hội nhập của nguời Việt Nam di cư tự do ở Lào. Hiện nay thủ đô Viêng Chăn đang thu hút lượng người Việt Nam di cư tự do đến làm ăn sinh sống. Cộng đồng người Việt Nam di cư tại làng Thạt Luổng có những đặc điểm riêng về dân số học, công việc, thu nhập cũng như hình thành những gia đình đa văn hóa. Điều kiện của môi trường và hoàn cảnh sống mới đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cộng đồng người Việt sinh sống ở Lào đã có những thay đổi cho phù hợp với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội mới tại nơi họ đến định cư.

Thứ hai, luận văn đã làm rõ quá trình hội nhập của người Việt Nam di cư tự do ờ Lào và những vấn đề phát sinh, những người Việt Nam di cư tự do đã phải chuyển đổi sinh kế theo hướng xa rời truyền thống trồng lúa nước, chuyển sang các hoạt động buôn bán, làm công việc phi nông nghiệp. Sự thay đổi của môi trường sống cùng với quá trình cộng cư cùng người Lào đã khiến đời sống vật chất của người Việt Nam tại làng Thạt Luổng có nhiều biến đổi. Người di cư tự do Việt Nam có động lực chính là để kiếm sống nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình hòa nhập vào sự xã hội Lào do sự khác biệt về văn hóa; vấn đề “hòa nhập” hay “hòa tan”, giữ gìn bản sắc dân tộc đã trở thành một thách thức trong cuộc sống hiện nay của người Việt di cư tại làng Thạt Luổng.

Cuối cùng, luận văn chỉ ra chính sách của Chính phủ Lào và chính quyền địa phương đối với người Việt Nam di cư tự do ở Lào. Theo nhìn nhận của chính giới cũng như của người dân Lào, người Việt di cư đã mang tới Lào rất nhiều tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh xã hội của Lào. Những người dân lương thiện tới Lào vì mục đích kiếm sống, liên họ đã cần cù lao động, sống hài hoà với cộng đồng người Lào và nền văn hóa Lào, tôn trọng luật pháp Lào, được Đảng, Nhà nước cũng như nhân dân Lào hết lòng cưu mang giúp đỡ.

11. Khả năng ứng dụng thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy về quá trình di cư tự do, quá trình hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, những kết quả được nêu ra trong luận văn có thể tham khảo khi nhà nước tiến hành điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách về di cư tự do trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này mới tập trung vào một trường hợp người di cư tự do Việt Nam ở một địa bàn nhỏ. Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng trên phạm vi lớn hơn với các loại hình di cư, việc làm và văn hóa cư trú đa dạng hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn ( không có )

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name of student: Bouathong VILAPHAN

2. Sex: female

3. Date of birth: October 10, 1989

4. Place of birth: Bo Keo province, Laos 

5. Student Accreditation Decision No. 2872 / QD-DT November 3, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training process: (none)

7.  Thesis title: “The Vietnamese free migrants in the Lao People's Democratic Republic: The case study of That Luong village, Vientiane capital”

8. Major: Anthropology; Code: 17035400

9. Scientific instructors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Chinh, Department of Anthropology

10. Summary of the findings of the thesis

       Firstly, the thesis explores the motivations of migration, work and life of the Vietnamese migrants in Laos. Currently, the Vientiane capital is attracting the number of the Vietnamese migrants who come to find jobs in Laos.   The Vietnamese migrant community in That Luong village is characterized by its own demography, jobs, incomes and mixed Lao – Viet marriages. The conditions of the new environment and circumstances have posed different difficulties and challenges, requests the Vietnamese community living in Laos to make changes to adapt to the new natural and social environment  where they settle down.

     Secondly, the thesis investigates the integration process of Vietnamese free migrants in Laos and the arising issues they are facing, including changes of their livelihoods, diverging from the wet rice cultivation to nonfarm economic activities for their survival strategies. The change of living environment and the co-living with the Laotain have changed not only livelihood but also way of life of the Vietnamese people eventhough they are still facing with difficulties and challenges in their integration into Lao society due to cultural differeneces. It is the issue of “ integration” or “ dissolution”, preservation of national identity, etc. that are part of their integration process in the current life of in That Luong village.

      Finally, the thesis discusses the policies of the Lao government and local authorities towards Vietnamese free migrants in Laos. The Laotian look at the Vietnamese free migrants relatively positive as they have brought to Laos good impacts, contributing to the socio-economic development of Laos.  They arrive in Laos for the main purpose of earning a living, and they have worked hard, lived in harmony with the Laotain communities and try hard to integrate into the Laotain culture while respecting Lao law, and they are given great support by the Party, the State and the Laotian people.

11. Practical applicability

The findings of thesis can be used as a source of reference in the research and teaching of the free migration process and their integration process in Lao and Southeast Asia. In addition, the thesis suggests implications for practical actions when the government adjusments, amendments and supplements the policy on free immigration the coming time.

12. Further research directions

This research just focuses on a case of That Luang village. It can expand further on a larger scale invetsigating various types of migration and life strategies of migrants.

13. The thesis-related published projects ( none )

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây