TTLV: Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên

Thứ hai - 07/10/2019 02:54

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Giang                2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/02/1993

4. Nơi sinh: Triệu Đề – Lập Thạch – Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng                     Mã số: Thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

          Bằng phương pháp tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình, có theo dõi dọc dài ngày, sử dụng các trắc nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân tuổi vị thành niên. Tôi rút ra kết luận như sau:

            Ở trường hợp ca lâm sàng tôi can thiệp trị liệu yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thân chủ hàn gắn vết thương tâm lý. Đặc biệt hơn khi một phần nguyên nhân vấn đề của thân chủ đến từ yếu tố gia đình. Do vậy sự hợp tác của gia đình trẻ trong quá trình can thiệp trị liệu cho thân chủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình làm ca việc gặp đầy đủ phụ huynh trong các phiên làm việc với phụ huynh còn những khó khăn. Điều này có thể bắt nguồn từ yếu tố văn hóa trong các gia đình Việt Nam cho rằng việc chăm sóc sức khỏe cho con cái do người mẹ đảm nhận nhiều hơn, do vậy hầu hết các phiên làm việc tôi chỉ làm việc được với mẹ của thân chủ. Điều này cũng làm ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của quá trình trị liệu.

            Một yếu tố nữa khi thực hiện can thiệp cho ca lâm sàng tôi thấy rằng việc cho thân chủ chấm điểm cảm xúc trước và sau mỗi phiên làm việc khiến thân chủ cảm thấy không thực sự hứng thú khi tiến hành hoạt động nêu trên.

            Thân chủ đang trong độ tuổi đi học, hoạt động chính là học nên các hoạt động làm cho em vui vẻ hơn, hoạt động được nhiều hơn lại nghèo nàn và không có nhiều hứng thú. Bệnh nhân có xu hướng không làm các nhiệm vụ cũ khi chuyển sang một kỹ năng mới và phải thực hiện các nhiệm vụ mới.

            Bên cạnh đó nhà trị liệu do cũng bị giới hạn về thời gian nên chưa kiểm tra sát sao việc này dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu. Cấu trúc các phiên trị liệu chưa thực sự cân đối và hấp dẫn để thu hút sự tham gia của bệnh nhân, chưa tạo ra được nhiều nhu cầu cảm thấy cần phải làm nơi các em.

            Tuy có những khó khăn và tồn tại khi thực hiện ca lâm sàng như trên, nhưng về cơ bản tôi thấy được những chuyển biến tích cực của thân chủ khi thực hiện trị liệu. đặc biệt khi các kĩ năng tham vấn như lắng nghe, đưa ra những lời phản hồi, hay kĩ năng thể hiện sự thấu cảm khi làm việc với các vấn đề của thân chủ làm cho thân chủ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Các hoạt động của liệu pháp nhận thức và hành vi giúp thân chủ cấu trúc lại suy nghĩ của bản thân và giúp thân chủ có những hoạt động khiết thực hơn trong cuộc sống hàng ngày điều này giúp cho tinh thần và cảm xúc của thân chủ thoải mái hơn. Điều này thể hiện rõ khi những triệu chứng buồn dầu, mệt mỏi của thân chủ phần nào được cải thiện, khí sắc trên khuân mặt của thân chủ tươi tắn hơn, khi tiếp xúc với thân chủ thấy được em đã có những nụ cười xã hội điều này thể hiện sự hài lòng của thân chủ sau quá trình trị liệu.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên. Từ đó cho thấy sự hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành đối với ca bệnh trầm cảm vị thành niên. Trên cơ sở đó đề xuất những kĩ thuật phù hợp trong liệu pháp nhận thức hành vi đối với ca bệnh trầm cảm vị thành niên. Thông qua đây cũng nhấn mạnh đến vai trò của liệu pháp tâm lý trong can thiệp trị liệu các rối nhiễu tâm lý  

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không


INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:      Nguyen Đuc Giang                          2. Sex: Male

3. Date of birth: 02th February, 1993                                    

4. Place of birth: Trieu Đe – Lap Thach – Vinh Phuc – Lập Thạch –  Vĩnh Phúc

5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                               

7. Official thesis title: Apply cognitive behavioral therapy to a case of minor depression

8. Major:  Psychology clinique                             Code: Pilot

9. Supervisors:  Prof. Dr. Tran Thi Minh Đuc

10. Summary of the theses results:

          By conducting case studies, long-term follow-up, using diagnostic tests and assessing treatment effects in adolescent patients. I draw the following conclusion:

            In the case of a clinical case, family factor therapy plays an important role in assisting clients to heal their wounds. Especially when part of the problem of the client comes from family factor. Therefore, the cooperation of young families in treatment interventions for clients plays a very important role. However, during the shift, there are difficulties for parents to meet all parents. This may be due to the cultural factor in Vietnamese families that mothers are more responsible for their children's health care, so most of the sessions I can only work with my mother. of the client. This also partially affects the effectiveness of the treatment process.

            Another factor when doing the intervention for the clinical case was that the client scored emotionally before and after each session, making the client not really interested in conducting the above activity.

            The client is of school age, the main activity is learning so activities that make him happier, more active are poor and do not have much interest. Patients tend not to do old tasks when transitioning to a new skill and having to perform new tasks.

            Besides, the therapist is also limited in time so he has not closely checked this result in affecting the effectiveness of therapy. The structure of the sessions was not really symmetrical and attractive to attract the participation of patients, did not create many needs that felt necessary to do in the children.

            Although there are difficulties and shortcomings during the above clinical practice, I basically see the positive changes of the client during the procedure. especially when consultation skills such as listening, giving feedback, or showing empathy when dealing with client issues make the client feel more comfortable and comfortable. Cognitive and behavioral activities help the client to restructure their thoughts and help them to have more honest activities in their daily life, which helps the client's spirit and emotions. more comfortable. This is clearly shown when the symptoms of sadness, fatigue of the client are somewhat improved, the mood on the client's face is fresher, when contacting the client, he saw that he had social smiles. This association demonstrates client satisfaction after treatment.

11. Practical applicability:

            With the results obtained from theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of a clinical case involving the application of cognitive behavioral therapy for a case of depression. juvenile. This shows the effectiveness of cognitive therapy in adolescent depression. On that basis, appropriate techniques for cognitive behavioral therapy for adolescent depression are proposed. Through this, it also emphasizes the role of psychotherapy in the treatment of psychological disorders

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None                       

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây