TTLV: Phim tài liệu du khảo của Werner Herzog: tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa

Thứ sáu - 04/10/2019 03:13

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Kim Định                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/07/1980

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 3379/2017/QĐ-XHNV, ngày 19.12.2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: "Phim tài liệu du khảo của Werner Herzog: tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa

8. Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và Phê bình điện ảnh truyền hình.

Mã số: 60210231

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Qua khảo sát, phân tích 09 bộ phim: Fata Morgana (1971), Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992), Grizzly Man (2005), Encounters at the End of the World (2007), Happy People: A Year in the Taiga (2010), Wheel of Time (2003), Cave of Forgotten Dreams (2010), Into the Inferno (2016) của đạo diễn Werner Herzog từ góc độ nhân học văn hóa, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

1. Xác định được những đặc điểm chung nhất trong phong cách của W.Herzog - một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng không chỉ ở Đức mà còn trên thế giới. Phim của ông thường được đặt trong những cảnh quan đặc biệt, khác thường, đầy kỳ bí, chứa đựng những triết lý nghệ thuật sâu sắc, đậm tính nhân văn. Kể từ khi công chiếu phim đầu tiên của mình Signs of Life (1967), W.Herzog đã có hơn 60 phim, trong đó có 38 phim tài liệu. Điều chủ yếu trong phim tài liệu của ông là tìm kiếm ý nghĩa đích thực của sự vật, phần cao quý nhất trong tâm hồn con người. Đến lượt mình, ông ấy luôn tìm kiếm và dùng nghệ thuật như là một phương tiện tìm tòi khám phá. W.Herzog không đơn giản là làm phim, mà là một nhà thám hiểm chinh phục (conquistador) sự thật.

2. Những bộ phim tài liệu du khảo của W.Herzog đã đưa khán giả đến những vùng địa cực, sa mạc, rừng nhiệt đới, hang động, xứ sở khởi nguồn của tôn giáo… - những không gian địa-văn hóa vốn dữ dội, bí ẩn, khô cằn, thiếu sự sống. Nhưng W.Herzog đã “thổi hồn” vào đó bằng những câu chuyện hết sức chân thực, hấp dẫn và đầy tính nhân văn về những con người khác lạ, quả cảm đương đầu với thiên nhiên, có niềm tin tôn giáo và luôn khao khát sống với những ước mơ giản dị của mình. Là một đạo diễn được coi có chất “văn hóa học” nhất, mỗi bộ phim của ông là một khảo nghiệm nhân học, trong đó có sự kết hợp thống nhất hữu cơ giữa “sự thật và khoái cảm thẩm mỹ” (Brad Prager) nhằm chuyển tải những thông điệp về sự hạn hẹp của những chuẩn mực văn hóa và tính khuôn mẫu cứng nhắc trong tư duy của châu Âu so với phần còn lại của thế giới.

3. W.Herzog được coi là đạo diễn đương đại sáng tạo nhất; đặc trưng cho nghệ thuật làm phim tài liệu du khảo của ông là chất siêu thực và kỳ thú, tinh tế. Các phim tài liệu của ông mặc dù thống nhất về “cấu trúc tư tưởng” nhưng “trải nghiệm thị giác” ở mỗi phim lại hết sức độc đáo và đa dạng nhờ tính ngẫu hứng trong phong cách làm phim của ông, phù hợp với quan niệm của chính ông: “Phim không phải là nghệ thuật của các học giả mà là nghệ thuật của những người ít chữ” và “Sự thay đổi là linh hồn của điện ảnh”

11. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng để tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, văn hóa học, nhân học văn hóa…về dòng phim tài liệu du khảo của Đức trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX.

 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Sự ảnh hưởng của đạo diễn Werner Herzog đến dòng phim tài liệu ở châu Âu trong nửa cuối thế kỷ 20.

- Nghệ thuật làm phim tài liệu của Werner Herzog trong tương quan so sánh với các đạo diễn phim tài liệu của Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name of student: Tran Thi Kim Dinh                    2. Gender: Female

3. Date of birth: July 1, 1980

4. Place of birth: Hai Phong

5. Admission decision number: 3379/2017/QĐ-XHNV    Dated: December 19, 2017

6. Changes during training course: No

7. Name of the graduation thesis: Documentary film of Werner Herzog: approach from perspective on cultural anthropology.

8. Major: Argument, history and criticism of cinema and television; Code: 60210231

9. Supervisor: Associate Professor, PhD. Pham Gia Lam - Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the thesis:

Surveying and analyzing 9 films: Fata Morgana (1971), Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992), Grizzly Man (2005), Encounters at the End of the World (2007), Happy People: A Year in the Taiga (2010), Wheel of Time (2003), Cave of Forgotten Dreams (2010), Into the Inferno (2016) directed by Werner Herzog from the perspective on cultural anthropology, the thesis has achieved the following results:

1. Identifying the most common features in the style of W.Herzog as famous documentary filmmaker not only in Germany but also in the world. His films, set in distinct and unfamiliar landscapes, are imbued with mysticism, deep artistic philosophy and humanity. Since the release of his first film Signs of Life (1967), W.Herzog has made 60 films including 38 documentary. The main topics of his documentary are finding the true meaning of things and the most noble part of the human soul as well. The man, in its turn,  is always seeking and using art as a means of exploration. W.Herzog is not only a film maker but also a truth conquistador.

2. W.Herzog’s documentaries bring viewers to polar regions, deserts, rainforests, caves, the land of religious origin… and geocultural spaces which are fierce, mysterious, arid and uninhabitable. But W.Herzog has breathed new life into such places by his interesting, true and humanitarian stories of special people who are courageous in confrontation with Nature, having religious beliefs and desiring to live with their simple dreams.  Every documentary of Herzog as a famous and the most "culturological" director is an anthropological experiment, combining “aesthetic ecstasy and truth” (Brad Prager)  in which contains the messages of the narrowness of cultural norms and the rigid attitudes of Europeans compared to the rest of the world.

3. Herzog’s films are characterized by a surreal and subtly exotic quality, and he is hailed as one of the most innovative contemporary directors. Though his films have the same ideological constructions, visual experience in each film is unique and varied due to his improvisional style, in accordance with his conception: “Film is not the art of scholars, but of illiterates” and “Chance is the lifeblood of cinema”.

11. Application: The thesis can be used for reference in cinema research, cultural studies, cultural anthropology in particular, German documentary films in the context of European art and culture in the second half of the 20th century as well.

12. Further research:

- The influence of  Werner Herzog on European documentary in the second half of the 20th century.

- Comparison between Werner Herzog and Vietnamese directors in making documentary films.

13. Published works related to the thesis: No

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây