TTLV: Vũ điệu trong các phim của Nga và Mỹ chuyển thể từ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina của L. Tolstoy: tiếp cận ký hiệu học văn hóa

Thứ sáu - 04/10/2019 03:14

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Thành                            2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 21/07/1979

4. Nơi sinh: Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận văn: “Vũ điệu trong các phim của Nga và Mỹ chuyển thể từ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bìnhAnna Karenina của L. Tolstoy: tiếp cận ký hiệu học văn hóa”

8. Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh- Truyền hình;

Mã số: 60210231

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Gia Lâm - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu đề tài “Vũ điệu trong các phim của Nga và Mỹ chuyển thể từ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bìnhAnna Karenina của L. Tolstoy: tiếp cận ký hiệu học văn hóa”, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

1.Xác định được một khung lý thuyết để triển khai: Nghệ thuật khiêu vũ với tư cách một hệ thống ký hiệu, là phương tiện biểu đạt hoạt động giao tiếp của con người với ngôn ngữ chính là động tác và tạo hình. Còn với tư cách một hiện tượng văn hóa, vũ điệu là một văn bản đặc thù phản ánh văn hóa của cộng đồng. Khi điện ảnh hóa tác phẩm văn học, văn bản viết được chuyển thành văn bản điện ảnh – một tổ hợp đa ký hiệu không đồng nhất, kết hợp những hệ thống ký hiệu khác nhau, những mã cốt khác nhau thành một hệ thống tương liên. Nghiên cứu vũ điệu như là một hệ thống ký hiệu và một hiện tượng văn hóa trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh cho phép có cái nhìn đầy đủ và sâu hơn vào đặc đặc điểm của vũ điêu được sử dụng cũng như vai trò của nó trong việc tạo dựng ngôn ngữ điện ảnh của nhà làm phim.

2. Với tư cách là văn bản nguồn, các điệu múa dân gian và vũ hội quý tộc trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình (CT&HB) và Anna Karenina (AK) của L.Tolstoy thuộc về không gian văn hóa Nga thế kỷ XIX. Bằng nghệ thuật ngôn từ nhà văn đã sáng tạo và thông diễn hiện thực xã hội qua các bộ mã ký hiệu, trong đó vũ hội quý tộc cung đình với tính chất nghi thức-nghi lễ-giải trí của giới thượng lưu, được biểu đạt qua cấu trúc của các vũ điệu và vũ hội. Với tiểu thuyết CT&HB, L. Tolstoy giới thiệu vũ hội ở thủ đô Peterburg tối giao thừa bước sang năm 1810 qua các vũ điệu cổ điển phương Tây là Polonaise, Waltz, Cotillon, và vũ điệu dân gian khorovod (Múa vòng) sau bữa tối gia đình ở làng Mikhailovka. Cả hai sự kiện này đều gắn với nữ nhân vật Natasha, trong đó chứa đựng các biểu tượng văn hóa đi kèm như trang phục, trò chơi, ẩm thực, kiến trúc, v.v… Các vũ điệu của Natasha là những ký hiệu biểu đạt tính chất tổng hợp giữa văn hóa quý tộc (cung đình và trại ấp) và văn hóa dân gian trong văn hóa Nga. Trong tiểu thuyết AK những vũ hội và vũ điệu Waltz, Quadrille, Mazurka gắn với số phận của nữ nhân vật Anna Karenina, mang xu hướng cá nhân hóa, vừa phản ánh văn hóa sinh hoạt-giải trí trong gia đình quý tộc “tỉnh lẻ” Moskva, vừa biểu đạt các cung bậc cảm xúc, tâm trạng đa dạng, phức tạp của các cá nhân tham gia. Vũ điệu và vũ hội trong hai cuốn tiểu thuyết là những ký hiệu của các “tiểu văn hóa” (subculture) thuộc hệ thống văn hóa dân tộc Nga. 

3. Đối chiếu với các vũ hội và vũ điệu được miêu tả trong hai cuốn tiểu thuyết, luận văn xem xét hai phương án chuyển thể điện ảnh tương ứng của các nhà làm phim Nga xô viết và Mỹ, với tư cách là hai kiểu dịch liên ký hiệu: dịch liên ký hiệu-nội văn hóa và dịch liên ký hiệu-liên văn hóa.

Các phim của S.Bondarchuk (CT&HB, 1965) và A.Zarkhi (AK, 1967) là những văn bản đích cùng thuộc về một nền văn hóa với văn bản nguồn là tiểu thuyết của L. Tolstoy. Điều kiện giao tiếp nội văn hóa đã tác động đến phong cách chuyển thể của các đạo diễn Nga xô viết nói chung, cách thông diễn những cảnh vũ hội và khiêu vũ  nói riêng với xu hướng bảo lưu và nhấn mạnh giá trị văn hóa dân tộc. Chính vì vậy họ chọn kiểu chuyển thể bám sát với văn bản nguồn (directfilm adaptation).

Vũ điệu và vũ hội trong không gian các phim Mỹ War and Peace (King Vidor, 1956) và Anna Karenina (B.Rose, 1997) với tư cách là những văn bản đích thuộc về một nền văn hóa khác với nền văn hóa của văn bản nguồn, đã được các đạo diễn tái tạo theo quy chế (status) dịch liên ký hiệu từ phương diện liên văn hóa với ba dạng dịch: dịch liên ngữ (dịch tác phẩm của tiếng mẹ đẻ), dịch nội ngữ (viết kịch bản phim) và dịch liên ký hiệu (làm phim). Theo quy chế dịch này hai nhà làm phim đã  chuyển tải, biến đổi một số chi tiết cho phù hợp với ngữ cảnh và không gian văn hóa Mỹ, dẫn đến việc tạo ra những ký hiệu mới, thông tin mới cho tác phẩm của mình. Sự chuyển thể của họ thuộc về kiểu chuyển thể bổ sung (complementary film adaptation)

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thê dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu về mối liên hệ giữa điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, ký hiệu học văn hóa nói chung và sự thông diễn tác phẩm của L.Tolstoy nói riêng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiểu thuyết của L.Tolstoy trên sân khấu,  chẳng hạn, Opera CT&HB của S.Prokofiev (1946), Ballet AK của John Neumeier (2017).

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyễn Đức Thành                       2. Sex: Male

3. Date of birth: 21/07/1979                                4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3379/2017/QĐ-XHNV    Dated: December 19, 2017

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The Dances in Russian and American films based on Leo Tolstoy’s works War and Peace and Anna Karenina: approaching from perspective of the cultural semiotics.

8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television              

Code: 60210231

9. Supervisor: Associate Prof., PhD. Pham Gia Lam, University of Social Sciences and Humanities, VNU, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

Researching the topic “The Dances in Russian and American films adapted from the novel War and Peace and Anna Karenina by L. Tolstoy: approaching from perspective of cultural semiotics” the thesis achieved results, such as follows:

1. Identify a theoretical framework for implementation: The art of dance as a symbol system is a means of expressing human communication activities with the main language, which is movement and shaping. As a cultural phenomenon, dance is a specific document that reflects the culture of the community. When cinematizing a literary work, written text is converted into a cinematographic document - a heterogeneous combination of symbols, combining different symbol systems, different core codes into one equivalent system. venture. Studying dance as a symbol system and a cultural phenomenon in the art structure of a cinematographic work allows for a more complete and in-depth look into the characteristics of the dance used as well as the shoulders. its role in creating the film language of filmmakers.

 2. As the source text, folk dances and aristocratic dances in both Tolstoy’s novels War and Peace (WP) and Anna Karenina (AK) belong to the cultural space of 19th century. By the language of writer who created and interpreted Russian social reality through symbol codes, in which the royal aristocratic dance with the ritual-entertainment nature of the upper class, was represented through the structure of

dance and prom. With the novel WP, L. Tolstoy introduced classical Western dances (Polonaise, Waltz, Cotillon) in the capital ball on the Eve of New Year and folk khorovod dance after family dinner in village Mikhailovka. Both events are associated with the Natasha’s character, which contains accompanying cultural icons such as costumes, games, cuisine, architecture, etc. ... Natasha's dances are symbols of synthesis between aristocratic and folklore elements in Russian culture. In the AK novel, the Waltz, Quadrille and Mazurka are associated with the fate of Anna Karenina, with a tendency to personalize, while reflecting the culture of activities and entertainment in the aristocratic family "province" odd Moscow, has just expressed the emotions, diverse and complex moods of the individuals involved. The dances and proms in the two novels are symbols of the "subculture" of the Russian national cultural system.

3. Comparing to the dances and dances described in the two novels, the dissertation examines two alternative film adaptations of Soviet and American film-makers, as two types. Inter-symbol translation: inter-symbol inter-culture and inter-symbol inter-cultural translation.

The films of S. Bonarchuk (War and Peace, 1965) and A. Zarkhi (Anna Karenina, 1967) are the same target texts that belong to a culture with the source text of the novel of L. Tolstoy. The condition of intercultural communication has influenced the adaptive style of the Soviet directors in general, the interpretation of prom and dance scenes in particular with the tendency to preserve and emphasize the values ​​of popular culture. clan. Therefore, they chose an adaptation that closely followed the source text (directed adaptation).

Dance and prom in the space of American films War and Peace (King Vidor, 1956) and Anna Karenina (B.Rose, 1997) as the target texts belong to a culture different from that of The source text, which has been reproduced by the directors according to the status (status), translating the symbols from an intercultural perspective with three types of translations: translating (translating the work of the mother tongue), translating the internal language film scripts) and inter-symbol translation (filmmaking). According to this translation regulation, the two filmmakers conveyed and modified some details to suit the context and space of American culture, resulting in the creation of new symbols and new information for their works. Their adaptation belongs to complementary film adaptation.

11. Practical applicability, if any: The research results of the thesis can be used as a reference for teaching and researching the relationship between film and other art forms, symbols. learning culture in general and the interpretation of L.Tolstoy's works in particular.

12. Further research directions, if any: LTolstoy's novels on stage, for example, Opera WP by S. Prokofiev (1946), Ballet AK by John Neumeier (2017).

13. Thesis-related publications:  No.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây