Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thơm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/06/1990
4. Nơi sinh: Vĩnh Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1374/2015/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Báo Phong Hóa với vấn đề đổi mới văn hóa Việt Nam từ năm 1932 đến năm 1936”
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Viết Nghĩa
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:
Chương 1. Nhận diện báo Phong Hóa
Trong chương này tác giả đã đi tìm hiểu và làm sáng rõ một số khái niệm về báo chí và văn hóa. Đồng thời tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của xã hội; quá trình ra đời, phát triển và cấu trúc của tờ Phong Hóa. Sau đó khái quát lại để có cái nhìn tổng quan nhất về tờ báo.
Chương 2. Tìm hiểu về đội ngũ người làm báo
Ở chương này, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích các đặc điểm của đội ngũ người làm báo Phong Hóa dựa trên kết quả khảo sát 100 tác giả đã viết bài được thống kê từ 190 số báo. Ngoài ra là những tìm hiểu về quá trình ra đời, tôn chỉ và các hoạt động chính của nhóm bút chủ lực Tự lực văn đoàn cùng những thông tin về các tác giả tiêu biểu trên tờ Phong Hóa.
Chương 3: Vấn đề đổi mới văn hóa trên báo Phong Hóa
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đã bàn luận về vấn đề đổi mới văn hóa trên báo Phong Hóa với 3 nội dung chính: thúc đẩy sự đổi mới trong văn học; thúc đẩy sự đổi mới trong nghệ thuật và sự cổ vũ cho lối sống Âu hóa. Từ các phân tích, chứng minh đó đưa ra đánh giá về những giá trị mà Phong Hóa đã để lại cho văn hóa – xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Sau đó, tác giả tiến hành liên hệ với thực tại để nhấn mạnh những giá trị về văn hóa mà Phong Hóa đã để lại đến tận ngày nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu có thêm một góc nhìn mới về tờ báo Phong Hóa. Từ đó có thể làm tư liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những nghiên cứu tiếp theo về sự tiếp biến về văn hóa và đổi mới xã hội diễn ra trên báo chí những năm đầu thế kỷ XX ở nước ta.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thom 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/06/1990 4. Place of birth: Vinh Loc - Can Loc - Ha Tinh
5. Admission decision number: 1374/2015. Dated 19/06/2015, issued by the Director of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University (Hanoi)
6. Changes in academic process: None.
7. Official thesis title: “Phong Hoa with Vietnamese cultural renovation from 1932 to 1936”
8. Major: Journalism Code: 60.32.01.01
9. Supervisors: Assoc. Prof. Tran Viet Nghia. PhD
10. Summary of the findings of the thesis:
This thesis includes three chapters:
Chapter 1: Phong Hoa Identification
This chapter contains the study and clarification on some concepts of journalism and cultures. Social historical background, establishment, development and structure of Phong Hoa are also mentioned before the general overview of this newspaper is given.
Chapter 2: Journal staff
In this chapter, the characteristics of Phong Hoa’s staff are collected and analysed, based on the survey findings over 100 authors from 190 issued editions. Moreover, the establishment, principles and major activities of the Self-Reliant Literary Group are described. This is followed by the information of Phong Hoa’s representative authors.
Chapter 3: Cultural renovation on Phong Hoa
From the studied theoretical and practical basis, cultural renovation on Phong Hoa is discussed with three main aspects, including actuating literary renovation, stimulating art innovation and encouraging Europeanized life style. Based on analysis and demonstrations, the evaluation on the Phong Hoa’s cultural and social values in the early 20th century in Vietnam is shown. Afterwards, contemporary relation is carried out to emphasize Phong Hoa’s culture values, which still remain to present.
11. Practical applicability, if any: These thesis findings can offer the researchers a whole new view towards Phong Hoa; thereby, they can be used for researching and teaching purposes.
12. Further research directions, if any: These findings can lead to the implementation of further studies on Vietnam’s journal acculturation and social renovation in the early 20th century.
13. Thesis-related publications: None.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn