TTLV: Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên Báo Phụ nữ Việt Nam (Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014)

Thứ năm - 29/01/2015 04:17

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Ánh Nguyệt.

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/12/1983

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên Báo Phụ nữ Việt Nam  (Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014).

8. Chuyên ngành: Báo chí học                   Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Mai Quỳnh Nam.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam " vận dụng lí luận báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng để phân tích thông điệp về gia đình được truyền tải ở chuyên mục này trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2014.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích nội dung đối với 402 văn bản thư gửi đến và thư trả lời trên chuyên mục Thư tâm sự, nhằm nhận thức tình trạng gia đình Việt Nam hiện nay và các tác động xã hội ảnh

Từ đó, luận văn đưa ra các nhận xét về tình trạng gia đình Việt Nam hiện nay trước những yêu cầu của mục tiêu xây dựng gia đình bền vững, đồng thời đưa ra một số đề xuất đối với Báo Phụ nữ Việt Nam để chuyên mục Thư tâm sự cung cấp những thông điệp phản ánh đầy đủ và chân thực về tình trạng gia đình theo hướng xây dựng gia đình Việt Nam bền vững.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Phân tích thông điệp truyền thông đại chúng là một phương pháp cơ bản trong báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng. Nó được thực hiện trên cả hai phương diện: định lượng và định tính. Vì vậy, phương pháp này cho thấy những yếu tố có thực và cả xu hướng phát triển đối với hoạt động nhận thức tình trạng gia đình hiện nay. Điều này cũng có nghĩa là hướng nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện cho thấy hiệu quả của hoạt động báo chí về vấn đề gia đình Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Từ các kết quả nghiên cứu mà luận văn tổng kết được có thể gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo như:

- Tiếp tục nghiên cứu Thông điệp về gia đình trên Báo in dành cho phụ nữ

- Thông điệp về Bạo lực gia đình trên các trang báo mạng điện tử

- Thông điệp về vấn đề lựa chọn giới tính của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trên đây mới là đề xuất về các hướng nghiên cứu, còn việc nghiên cứu vào thời gian nào thì phụ thuôc vào sự lựa chọn đối với các vấn đề và các kênh cụ thể.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Anh Nguyet              2. Gender: Female

3. Date of birth: 03 December 1983            4. Place of birth: ThanhHoa

5. Student recognition decision No. 1503/QĐ-XHNV-SĐH, on 06August 2012 of the principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Change in educational process: None

7. Name of the thesis: Message on families via the forum Confiding Letters on Vietnamese Women Newspapers (from January 2013 to June 2014)

8. Major: Journalism                                 9. Code: 60320101

10. Scientific supervisor:  Assoc. Prof Mai Quynh Nam.

11. Summary of the thesis results:

The topic “Message on families via the forum Confiding Letters on Vietnamese Women Newspapers” applies the theories of mass media journalism and sociology to analyze the messages on family transmitted in this forum from January 2013 to June 2014.

The thesis uses content analysis for 402 letters sent and answered in the forum Confiding Letter, in order to acknowledge the conditions of Vietnamese families at present and social impacts on conditions of families mentioned in the contents of the messages.

Thereby, the thesis gives out comments on the conditions of Vietnamese families at present in the request of building a sustainable family, and offers recommendations for Vietnamese Women Newspapers in order to help Confiding Letters provide such messages reflecting fully and honestly conditions of families following the direction of building a Vietnamese sustainable family.

12. Applicability in practice:

Analysis of mass media messages is a basic method in mass media journalism and sociology. It is conducted on 2 aspects: quantitative and qualitative. Therefore, this method shows real factors and development tendency for acknowledging conditions of families at present. This also means our research direction shows the efficiency of journalism activities on Vietnamese family issues nowadays. This thesis can be a reference for further research on this topic.

13. Further research directions: (if any)

With the research results summarized in the thesis, the author can recommend such further research directions as:

- Continue to research messages on family on printed newspaper for women

- Messages on domestic violence on electronic newspapers

- Messages on issues of sex selection of married coupled in childbearing age on mass media.

The above is recommendations of research directions. The period for researching depends on selecting specific issues and channels.

14. Published works related to the thesis:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây