TTLV: Người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Thứ sáu - 30/01/2015 05:03

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Nguyễn Minh Hoàng   

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/12/1981

4. Nơi sinh: xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: "Người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng".

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                    Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Kham, Phó Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:  

Trong khoảng 10 năm trở lại đây nhiều người ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung theo nhau di cư bất hợp pháp sang Anh thông qua các đường dây đưa người trái phép với giấc mơ làm giầu nhanh chóng. Khi hồi hương về Việt Nam họ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập, đặc biệt là gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên vẫn chưa có các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập phù hợp và dễ tiếp cận cho những người này. Việc đánh giá lại dịch vụ và bổ sung các dịch vụ mới là việc làm cần thiết từ các cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cách nhìn của công tác xã hội. Theo đó, cần giảm bớt các thủ tục rườm rà trong việc tiếp nhận và xác minh các trường hợp là nạn nhân của buôn bán người; và cần nhìn nhận người di cư trái phép như nạn nhân của các đường dây đưa người trái phép và bóc lột sức lao động thay vì là tội phạm di cư. Các dịch vụ hỗ trợ cần dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh và  khả năng của người di cư hồi hương. Đặc biệt, cần có sự tham gia của người di cư hồi hương trong việc xây dựng các kế hoạch tái hòa nhập, nhất là các hỗ trợ về học nghề, giới thiệu việc làm và vay vốn để sản xuất – kinh doanh.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu này có thể là căn cứ để xây dựng các can thiệp trong việc hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư trái phép sang Anh hồi hương và phòng chống di cư (và tái di cư) trái phép. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng có thể được ứng dụng vào trong các chương trình phòng chống mua bán người nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng mô hình tái hòa nhập phù hợp cho người di cư trái phép hồi hương.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Tái hoà nhập cho người di cư trái phép sang Anh hồi hương về Việt Nam từ góc độ công tác xã hội (viết chung), Thực tiễn và hội nhập trong phát triển công tác xã hội ở Việt Nam (ISBN: 978-604-64-1560-2), Nxb Thanh Niên (2014), tr.572 – 583.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Minh Hoang              2. Sex: Male

3. Date of birth: 04 Dec 1981                      4. Place of  birth: Duy Tien Dist., Ha Nam Prov.

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH  Dated 6 Aug 2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Vietnamese irregular migrant returning from the United Kingdom and need for reintegration support services.

8. Major: Social Work                                 9. Code: 60.31.03.01

10. Supervisors: Dr. Tran Van Kham, Vice Director of the Office for Research Affairs, University of Social Sciences and humanities – Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

In the last 10 years, through smugglers, some Vietnamese people from the central and northern provinces entered illegally into the United Kingdom with dream of getting rich quickly. When repatriated to Vietnam they were faced with many difficulties in the reintegration process. However, there is no suitable and accessible reintegration services for these people. The evaluation of the services and adding new services is essential from different perspectives including social work one. Accordingly, need to reduce the cumbersome procedures for receiving and verifying victims of human trafficking; and to recognize the irregular migrants as victims of smuggling and exploitative labor organizations instead of migrant crimes. The support services should be based on the needs, circumstances and the ability of repatriated migrants. In particular, need to have the participation of repatriated migrants in reintegration planning, especially in support of vocational training, job placement and loans for livehoods.

12. Practical applicability, if any:

This study can serve as a basis for building interventions in supporting irregular migrants returning from the United Kingdom and irregular migration (and re-migration) preventing. Besides, this study can also be applied in the anti-trafficking in general.

13. Further research directions, if any:

Develop a suitable reintegration model for repatriated irregular migrants.

14. Thesis-related publications:

Reintegration process for Vietnamese irregular migrants in the United Kingdom: an social work perspective, Reality and integration of social work development in Vientam (ISBN: 978-604-64-1560-2), Thanh Nien Publisher (2014), p.572 – 583.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây