TTLV: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh lớp 12 trường THPT Khoái Châu (Thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)

Thứ hai - 08/07/2019 23:18

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Hồng Nhung

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/06/1991

4. Nơi sinh: Yên Hòa - Yên Mỹ - Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811-QĐ- XHNV  Ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- 24/12/2018: Kéo dài thời gian học tập thêm 6 tháng kể từ ngày hết hạn 17/08/2018.

- 22/2/2019: Kéo dài thời gian học tập thêm 3 tháng kể từ ngày hết hạn 17/03/2019.

- 12/06/2019: Kéo dài thời gian học tập thêm 2 tháng kể từ ngày hết hạn 17/06/2019.

7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh lớp 12 trường THPT Khoái Châu (Thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội              Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Sức khỏe tâm thần là một cấu phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của thế hệ trẻ, đó là nền tảng của sự khỏe mạnh và thực hiện chức năng một cách hiệu quả đối với mỗi cá nhân và với cộng đồng. Chính vì vậy, sự phát triển của lứa tuổi vị thành niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới - đây là thế hệ quyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Tại Việt Nam, vị thành niên tuổi từ 16 – 19 chiếm 24% trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (theo Tổng cục Thống kê năm 2014). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liên quan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sự phát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng để hạn chế phần nào “làn sóng” tác động đến sức khỏe tâm thần, đảm bảo cuộc sống thể chất cũng như tinh thần lành mạnh. Để giúp lứa tuổi vị thành niên được phát triển toàn diện các em cần được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông hay lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi, đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để hoàn thiện. Không những thế tuổi dậy thì của VTN đang ngày càng sớm, sự biến đối về tinh thần đối với những yếu tố xung quanh đã tác động mạnh hơn và sớm hơn. Trước những tác động của môi trường, xã hội, thay đổi tâm lý/ mối quan hệ, áp lực học tập khiến cho  trẻ chưa dần thích nghi được, dễ dẫn đến phản ứng, cảm xúc, hành vi lệch lạc. Một trong những nguyên nhân gây nên các rối loạn tâm thần ở giai đoạn này là sự  thiếu nhận thức về vấn đề sức khoẻ tâm thần khiến học sinh có thái độ thờ ơ với những trở ngại trong việc học tập, giao tiếp, cảm xúc mà trẻ gặp phải trong giai đoạn này, chính điều này khiến công tác dự phòng, can thiệp sớm các rối nhiễu tâm lý trở nên khó khăn và bị bỏ ngỏ (Nguyễn Sinh Phúc, 2013). Việc nghiên cứu để xây dựng mô hình chăm sóc SKTT tại trường học, nhằm tiến tới dự phòng các rối loạn SKTT của học sinh, cũng như phát hiện sớm các vấn đề mà trẻ mắc phải, để hỗ trợ các em lấy lại cân bằng trong cuộc sống và học tập, nhằm hạn chế tối đa các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi vị thành niên và người lớn, giảm gánh nặng cho xã hội. Như vậy, chăm sóc SKTT trong trường học cũng được coi là một nhiệm vụ của nhà trường. Tuy nhiên có nhiều thách thức đang đặt ra với công tác triển khai chăm sóc SKTT tại học đường bởi lẽ việc lên kế hoạch, thiết kế biện pháp hỗ trợ, nhân lực, cơ sở vật chất cũng là gánh nặng của nhiều nhà trường. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKTT cho học sinh cần dựa vào từng môi trường riêng để phát huy hiệu quả. Vậy nên, vai trò và tác động của nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) trong việc lập kế hoạch, tham gia các hoạt động giúp đỡ và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong các cơ sở trợ giúp những cá nhân, gia đình và nhóm học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Hong Nhung           2. Sex: Female

3. Date of birth:    15/06/1991                 4. Place of  birth: Yen Hoa - Yen My - Hung Yen

5. Admission decision number: 2811-QĐ- XHNV               Dated: 18/08/2016

6. Changes in academic process:

- 24/12/2018: Extend your study time by 6 months from the expiration date 17/08/2018.

- 22/2/2019: Extend your study time by 3 months from the expiration date 17/03/2019.

- 12/06/2019: Extend your study time by 2 months from the expiration date 17/06/2019.

7. Official thesis title: Social work in mental health care for grade 12 students of Khoai Chau High School (Khoai Chau Town, Khoai Chau District, Hung Yen Province)

8. Major:   Social word                               9. Code: 60900101

10. Supervisors: Ph.D. Nguyen Hoi Loan

11. Summary of the findings of the thesis:

Mental health is an important component of the overall health of the younger generation, which is the foundation of healthy and effective functioning for each individual and community. Therefore, the development of adolescent is always a matter of primary concern in our country as well as many countries in the world - this is the generation that decides the future and destiny of the country. In Vietnam, adolescents aged 16-19 account for 24% of the population structure by age group (according to the General Statistics Office in 2014). The capture of these basic characteristics related to social life, attitudes and aspirations, and the challenges in the development of this population is very important to limit the "wave". impact on mental health, ensuring a healthy physical and mental life. To help the adolescent to be fully developed they need to be looked after both physically and mentally. The age of high school students or adolescents is a age with many changes, developing both physically and mentally to improve. Not only is VTN's puberty early, the moral variation of surrounding factors has been stronger and earlier. Before the impacts of the environment, society, psychological changes / relationships, learning pressure makes children less adaptable, easily leading to reactions, emotions, and deviant behavior. One of the causes of mental disorders at this stage is the lack of awareness of mental health problems that make students feel indifferent to obstacles in learning, communication, and emotion. which children encountered during this period, this made it difficult to prevent and intervene early psychological disturbances (Nguyen Sinh Phuc, 2013). Researching to build a model of reproductive health care at schools, in order to advance to prevent the students' mental health disorders, as well as early detection of problems that children have to help them regain balance in life and learning, to minimize the serious mental disorders in adolescents and adults, reduce the burden on society. Thus, the care of sexuality in schools is also considered a school's task. However, there are many challenges that are posed with the implementation of the care for children at the school because the planning, design of support measures, human resources and facilities are also the burden of many schools. To ensure the provision of reproductive health care services for students, it is necessary to rely on each individual environment to promote effectiveness. Therefore, the role and impact of social workers in planning, participating in support activities and providing mental health services in support facilities are individuals, families and groups of students with mental health problems.

12. Practical applicability, if any:

13. Further research directions, if any:

14. Thesis-related publications:

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây