TTLV: Đặc điểm mô hình đế chế Ottoman (1453-1703)

Thứ hai - 15/07/2019 03:31

1. Họ và tên học viên: Doãn Tùng Anh                                       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26/08/1995                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 3379/QĐ-XHNV-ĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm mô hình đế chế Ottoman (1453-1703)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới                                               Mã số: 60 22 03 11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đặng Xuân Kháng, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Việc làm rõ mô hình đế chế Ottoman trong giai đoạn 1453-1703 và những ảnh hưởng của nó sẽ trả lời được cho câu hỏi về mô hình chính trị được xem là phổ biến của các thế lực Hồi giáo trong thế kỷ XVI-XVII. Bằng việc mô tả, phân tích và lý giải những bản chất cốt lõi nhất của đế chế Ottoman trong giai đoạn 1453-1703, luận văn cung cấp cái nhìn rõ nét về một mô hình được xem là Cổ Điển của đế chế Ottoman cũng như những chuyển biến của nó trong thế kỷ XVII. Mô hình đế chế Ottoman trong giai đoạn 1453-1703 đã cho thấy sức sống mãnh liệt và tính dễ thích ứng của người Ottoman trong các thời kỳ khủng hoảng và hỗn loạn. Cuối cùng, những ảnh hưởng mà mô hình này để lại đã ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đối với đế chế Ottoman, mà còn ngay cả với những nhà nước Hồi giáo ở những vùng được xem là biên giới của đạo Hồi.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Lý giải được vì sao đế chế Ottoman có thể tồn tại một cách vững chắc trong sáu thế kỷ liên tục. Khẳng định vì sao đế chế Ottoman được xem như là một trong những đế chế Hồi giáo vĩ đại cuối cùng của thế giới Hồi giáo, trong khi vẫn kiên trì đảm bảo sự cân bằng giữa hai xu hướng Hồi giáo và thế tục trong đế chế. Luận văn có thể được xem là tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử thế giới nói chung, cũng như lịch sử Trung Cận Đông nói riêng.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ trường hợp nghiên cứu cụ thể mô hình nhà nước Ottoman, trong tương lai, hướng nghiên cứu sẽ định hình và đi theo con đường thiên sâu về đánh giá, phân tích và so sánh mô hình nhà nước của các thế lực Hồi giáo trong thế kỷ XVI-XVII,… cũng như vai trò thực sự của Hồi giáo đối với mô hình chính trị của những thế lực này.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(viết chung, 2017), Một số nhận xét về cải cách Tanzimat của đế chế Ottoman từ năm 1839 đến năm 1876, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 06 (142), tr.3-9.

(viết chung, 2018), Cuộc chinh phục của Mông Cổ tới Tây Á: Trường hợp Baghdad, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Bạch Đằng và nhà Trần trong bối cảnh thế giới thế kỷ XIII”, UBND Tỉnh Quảng Ninh-ĐHQGHN, tr.136-156.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doãn Tùng Anh                                            2. Gender: Male

3. Date of birh: 26th August 1995                                      4. Place of birth: Hanoi

5. Admision decision number: 3379/QĐ-XHNV            Date: 19/12/2017

6. Official thesis title: The Imperial Model of Ottoman Empire, 1453-1703

7. Major: World History                                                     8. Code: 60 22 03 11

9. Supervisors: Associate Professor - Doctor - Dang Xuan Khang, History Faculty - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi - Vietnam National University.

10. Summary of the findings of thesis:

Successful clarification of the model of the Ottoman state in the period from 1453 to 1703 and its influences would answer the question about the prevailing model among Muslim powers in the XVI-XVII century. By describing, analyzing and explaining the nature of the Ottoman state during the period, the thesis provides a clear insight into a what is considered the Ottoman Empire's Classical model, as well as its changes during the XVII century. The contemporary Ottoman state showed strong vitality and adaptability in times of crisis. This model left significant influence not only on the Ottoman Empire, but also on Islamic states of Dar-al-Islam.

11. Practical applicability:

This thesis explained the Ottoman Empire's continuous position as a major power for six centuries and one of the last great empires of the Islamic world, while still maintaining a balance between religion and secularist. As such, the thesis is suitable as research and teaching document on the world history in general, as well as Middle Eastern history in particular.

12. Further research directions:

From the specific case study of Ottoman state, in the future, the next step of the research is to assess, analyze and compare the state model of sultanates during the XVI-XVII centuries, ... as well as the role of Islam in their political models.

13. Thesis-related publications:

(co-auth, 2017), Assessment of the Tanzimat Reforms of the Ottoman Empire (1839-1876), Review of Africa and Middle East Studies, 06(142), pp.3-9.

(co-auth, 2018), Mongol invasion of Western Asia: The Conquest of Baghdad, International Conference Bach Dang and Tran Dynasty in the 13th century global context, People’s Committee of Quang Ning Province & Hanoi - HanoiVietnam National University, pp.136-156.                                                                                

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây