Thông tin luận văn "Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng" của HVCH Ngô Thanh Phương, chuyên ngành Du lịch học.
1. Họ và tên học viên: Ngô Thanh Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/11/1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Long
5. Quyết định công nhận học viên số: 1539/2009 QĐ – XHNV – KH & SĐH Ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng”
8. Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số: Chương trình thí điểm.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng – Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả của luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng” có giá trị thực tiễn nhất định đối với sự phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng; nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước. Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương, trong đó:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về lễ hội, du lịch lễ hội, vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hoá, đặc biệt là các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội và những lĩnh vực trong nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội. Đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới làm bài học cho việc phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng như: thực trạng về cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực, tổ chức quản lí, bảo tồn di sản văn hoá, thị trường và sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng theo hướng bền vững và bảo tồn di sản văn hoá lễ hội của người Khmer.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, chuyên viên Cơ quan quản lí nhà nước về du lịch tỉnh Sóc Trăng; sinh viên ngành du lịch có quan tâm tìm hiểu về du lịch lễ hội của người Khmer; các doanh nghiệp du lịch có nhu cầu khai thác sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng trong hoạt động du lịch.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ngô Thanh Phương 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/11/1982 4. Place of birth: Vĩnh Long
5. Admission decision number: 1539/2009QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 16/10/2009 and issued by the directoy of Hanoi University of Social Sciences and Humanities – National University of Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title:
“Research and Development Khmer tourism festival Soc Trang Province”
8. Major: Tourism 9. Code:
10. Supervisors: Associate Professor Dr. Nguyen Pham Hung (Faculty of Tourism study, University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University – Hanoi)
11. Summary of the findings of the thesis: The findings of the thesis “Research and development Khmer tourism festival Soc Trang province” has a practical value for the development of tourism in Soc Trang province, where most ethnic Khmer live in our country. The main content of the project consists of three chapters, in which:
- Research and systematization a number of theoretical issues about the festival, festival tourism, the festival's role in the development of cultural tourism, especially the conditions for development of festival tourism and areas in research and development of festival tourism. At the same time, it also give some experiences of tourism development in Vietnam and a number of countries around the world as lessons for the development of festival tourism of the Khmer Soc Trang.
- Analysis of the current status of tourism development Khmer festival Soc Trang as: what is the state of the technical infrastructure, human resources, organizational management, conservation of cultural heritage, and the tourism products Khmer festival in Soc Trang province.
- To propose some solutions and recommendations contribute to improve efficiency of Khmer festival tourism in Soc Trang province in a sustainable way and preserve the cultural heritage of Khmer festival.
12. Practical applicability, if any:
Research results of the thesis can be used as a reference for officials and State management agency professionals for Soc Trang tourism; students whose major is tourism and who are interested in learning about Khmer tourism festivals; tourism businesses wishing to exploit products Khmer tourism festivals in Soc Trang province.
13. Further research directions, if any:
- Conservation research and promotion of cultural heritage festivals of the Khmer people in Soc Trang province in tourism activities.
14. Thesis-related publications: None