TTLV: Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình

Thứ tư - 19/12/2012 09:25
Thông tin luận văn "Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình" của HVCH Nguyễn Thu Yến, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình" của HVCH Nguyễn Thu Yến, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Yến 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 10/9/1987 4. Nơi sinh: xóm Chùa, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình 8. Chuyên ngành: Báo chí học. Mã số: 60 32 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Tạ Bích Loan – Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Luận văn đã tổng hợp và đưa ra cách truyền thông tác động lên công chúng: + Đối với truyền thông, người ta càng hiểu biết về một vấn đề nào đó thì càng ít bị ảnh hưởng hoặc làm thay đổi quan điểm bởi một hình thức truyền thông cụ thể nào. + Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào trình độ học vấn của người nghe. Những người có trình độ học vấn cao hơn bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các thông điệp hai chiều, các thông điệp một chiều ảnh hưởng dễ dàng hơn tới những người có trình độ học vấn thấp hơn. + Cách thức truyền thông hai chiều hiệu quả về lâu dài hơn truyền thông một chiều, khi các cá nhân được tiếp cận với các lí lẽ trái chiều tiếp sau, hoặc khi các cá nhân được tiếp cận với quan điểm được trình bày ngay từ ban đầu. Ví dụ, mặc dù thái độ của khán giả đối với những lí lẽ một chiều hay hai chiều có tác động giảm dần sau 4 tới 6 tuần, những người được tiếp cận với các quảng cáo hai chiều tiếp tục tăng sự ưa thích trong thái độ đối với các sản phẩm. Vì thế, các quảng cáo hai chiều hiệu quả đáng kể hơn những quảng cáo một chiều trong việc ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng sau một khoảng thời gian. + Đối với người đã bị thuyết phục bởi quan điểm được trình bày, thông điệp bao hàm những lí lẽ hai chiều không hiệu quả bằng việc chỉ trình bày những lí lẽ thích hợp với quan điểm đã được tán thành + Đối với những người có thái độ tích cực từ trước (những người sử dụng các sản phẩm được khuyên dùng), thông điệp một chiều tỏ ra tối ưu. Đối với những khán giả vốn ban đầu không tán thành quan điểm được trình bày trong thông điệp thì các truyền thông hai chiều chiếm ưu thế hơn. - Qua nghiên cứu, điều tra xã hội học, rút ra các đặc điểm khi đánh giá công chúng chủ động của chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010”: + Dù khác nhau về địa lí, độ tuổi, địa vị xã hội nhưng khán giả đều giải mã được các thông điệp truyền thông từ chương trình và tiếp nhận nó. + Khán giả xem chương trình có chọn lọc, sự chọn lọc này càng khắt khe hơn khi bạn lớn tuổi hơn và có địa vị xã hội cũng như kinh tế ổn định hơn. Đặc biệt là những người đi làm, họ có nhiều nhu cầu hơn và muốn được đáp ứng nhiều hơn khi xem truyền hình theo mục đích của họ. + Tất cả các khán giả đều xem chương trình vì một mục đích nào đó, dù mục đích giải trí chiếm phần lớn, còn các mục đích liên quan đến cá nhân mới chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn hơn. Nhưng tỉ lệ xem chẳng có mục đích gì chiếm số lượng khá ít. + Đối tượng càng nhỏ tuổi thì càng đưa ra nhiều bình luận đến chương trình, họ có ý muốn thay đổi chương trình bằng ý nghĩ hơn hành động và họ chịu tác động từ người xunh quanh nhiều. Ngược lại, đối tượng càng độc lập về kinh tế, và trưởng thành thì càng có suy nghĩ vì bản thân, ít chịu tác động từ người xunh quanh và muốn thay đổi chương trình bằng hành động hơn suy nghĩ. + Chương trình duy trì được mối dây liên quan với khán giả khá vững chắc và lâu bền qua nhiều phương cách, đó là cách mà các chương trình nên duy trì. - Khi phân tích khán giả có chủ động hay không: ta có thể thấy được cách làm thế nào để kích thích khán giả chủ động như mức ta muốn nhưng lại phải chủ động trong một khuôn khổ mà chương trình không cho phép vượt qua. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Tạm xây dựng một bảng nghiên cứu, phân tích về cách tiếp nhận thông điệp truyền thông của khán giả mà cụ thể là trong chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010” - Giới thiệu các cách thức để nâng cao tính chủ động của khán giả trong các chương trình truyền hình. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu sâu hơn về các lí thuyết truyền thông mới hiện nay, các xu hướng truyền thông trên thế giới, và các cách giải mã, tiếp nhận thông điệp truyền thông của khán giả. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - Tiểu luận “GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NHẰM THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM” – Nhóm sinh viên thực hiện: Mai Thanh Tú, Đàm Thu Hằng, Chu Hương Li, La Thị Yến, Trần Lệ Huyền, Vũ Thị Lan Anh. - Tiểu luận: “TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN” – Trần Đại Nghĩa – Học viên Báo chí & Tuyên truyền. - Bài “LÍ THUYẾT VỀ MÃ HOÁ VÀ GIẢI MÃ CỦA STUART HALL” – Th.S Đỗ Anh Đức, Khoa Báo Chí & Truyền Thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội dịch.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thu Yen 2. Sex: Female 3. Date of birth: 10/9/1987 4. Place of birth: Ha Noi city 5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 14/10/2009 6. Changes in academic process: No change 7. Official thesis title: “Construction and development active audiences in television programme” 8. Major: Journalism 9. Code: 60 32 01 10. Supervisors: Dr. Ta Bich Loan – A chief of VTV6 – The channel for youth of Viet Nam television 11. Summary of the findings of the thesis: - This thesis showed the way media effects to audiences: + The more knowledge about something, the less effective of changing ideas + The effect of media is based on the level of audience’s education. The high education people is less effective by two – side message, and one – side message is easy to effect to the lower people. + Two – side message is more effective than one – side message. + When someone agrees with ideas, they choose one – side message, instead of two – side message. - Through research, thesis show some conclusions when author analysis programme “Viet Nam Idol 2010” + Despite of different ages, jobs, social position, audiences can encode media message. + Audiences choose what TV programme they watch and the more ages and the higher social position, the more choice audiences choose what TV programme they watch. + All of audiences watch this TV programme or that for some purposes. + The less audience’s ages have, the more comment they give about programme. And they want to change programme by thinking instead of activities. + This programme keeps linking to audiences a long time. - Analysis how to active audiences: we can know how to improve active audiences in programme. 12. Practical applicability: - Design a research questions to analysis on how to get the audience's media message, for example programme “Viet Nam Idol 2010”. - Show how to improve active audiences in TV programme. 13. Further research directions: - Research more about new media theory, trends of media nowadays, and the way of decoding and encoding of audiences. 14. Thesis-related publications: - Thesis “The media solution to change ideas” – authors: “Mai Thanh Tu, Đam Thu Hang, Chu Huong Li, La Thi Yen, Tran Le Huyen, Vu Thi Lan Anh”. - Thesis “The media and use media theories in life” – author Tran Dai Nghia - The article “Decode and encode theory of STUART HALL” – author Do Anh Duc – the Journalism and media department – The university of social sciences and humanities

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây