Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: PHẠM THỊ NGỌC 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:25/07/1994
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên Số 1698/QĐ-XHNV ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 2463/QĐ-XHNV ngày 28/6/2019 và số 4622/QĐ-XHNV ngày 17/12/2019.
7. Tên đề tài luận văn: “Hà Nội trong phim Mùa hè chiều thẳng đứng và Mùa ổi dưới góc nhìn văn hóa."
8. Chuyên ngành: Lý luận & Lịch sử, phê bình Điện ảnh – Truyền hình.
Mã số: 60210231
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Liên – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Tổng kết lại, qua nghiên cứu “Hà Nội trong phim Mùa hè chiều thẳng đứng và Mùa ổi dưới góc nhìn văn hóa"chúng tôi đã đi đến những kết luận sau:
- Về mặt lý thuyết Điện ảnh và Văn hóa nằm trong một mối quan hệ khăng khít mà ở đó điện ảnh là một thành tố cấu thành nên văn hóa. Bởi vậy, điện ảnh không thể nằm ngoài những chi phối của văn hóa. Văn hóa đã làm công việc như một bộ chỉnh, điều chỉnh từng thước phim về đúng với giá trị văn hóa vùng miền mà nó đang xây dựng. Ở chiều ngược lại, Điện ảnh như một tiêu bản bảo tồn những giá trị truyền thống. Vốn là một loại hình nghệ thuật mang tính chất tổng hợp, điện ảnh không chỉ lưu trữ nó dưới dạng hình ảnh, mà còn là cả âm thanh và ngôn ngữ. Không quá phức tạp để vượt ra ngoài biên giới quốc gia, điện ảnh là những đại sứ tuyên truyền về văn hóa mỗi dân tộc. Vì vậy, cần và cần hơn rất nhiều nữa những dự án điện ảnh mang dấu ấn cao về văn hóa, để không chỉ bảo tồn mà còn là phát huy và lan tỏa những giá trị đẹp đẽ.
- Các đạo diễn trong quá trình thực hiện tác phẩm điện ảnh, đã chịu sự chi phối của văn hóa trong mối quan hệ giữa văn hóa và điện ảnh. Tuy nhiên, sự chi phối đó không hề làm mất đi chất sáng tạo riêng của mỗi người nghệ sĩ. Cùng phản ánh chung một đối tượng, cùng phát triển dưới sự điều chỉnh của văn hóa, nhưng mỗi thước phim lại mang chất trí tuệ riêng của mỗi cá nhân..
- Hà Nội trong Mùa ổi và Mùa hè chiều thẳng đứng hiện lên với những giá trị truyền thống thuộc về quá khứ. Những giá trị đó được gửi gắm vào mỗi nhân vật một cách đầy hoài niệm. Đứng trước sự lựa chọn giữa các giá trị truyền thống – hiện đại, cũ – mới trên con đường hội nhập và phát triển, các đạo diễn đã tỏ rõ một thái độ trân trọng và đề cao những giá trị cũ trong một hoài niệm đầy tiếc nuối.
- Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đứng trước một thời đại mới: hội nhập và phát triển. Cùng lúc với sự xâm thực của nền văn minh đô thị vào sau lũy tre làng, ở một số khu vực trong cả nước diễn ra những làn sóng di dân mạnh mẽ, dẫn đến hình thành những thành thị, những khu trung tâm mới. Văn hóa Hà Nội được tạo thành theo một dạng trầm tích được tích lũy và chắt lọc từ đời này qua đời khác. Những người từ khắp nơi kéo về Hà Nội, mang theo văn hóa và lối hành xử của địa phương mình, đã cùng kết hợp lại, chắt lọc lấy những điều đẹp đẽ nhất, “di truyền nhau” từ thế hệ này qua thế hệ khác mà thành văn hóa riêng. Về bản chất văn hóa Hà Nội không tách rời khỏi văn hóa Việt Nam, nó cũng không phải hiện tượng cá biệt, mà là sự chắt lọc từ cái chung thành cái riêng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Gợi mở ra hướng đề tài khai thác Văn hóa cho điện ảnh Việt Nam. Đồng thời thấy rõ sứ mệnh bảo lưu văn hóa trong các tác phẩm điện ảnh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : PHAM THI NGOC 2. Sex: female
3. Date of birth: 25/07/1994 4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 1698 / QD-XHNV. Dated: 11/7/2017
6. Changes in academic process: Renewal Decision No. 2463 / QD-XHNV dated June 28, 2019 and No. 4622 / QD-XHNV dated December 17, 2019.
7. Official thesis title: Hanoi in "Mùa hè chiều thẳng đứng" ("The Vertical Ray of the Sun") and “Mùa ổi” ("The Season of Guavas") from a cultural perspective.
8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television
9. Code: 60210231
10. Supervisors: Dr. Nguyen Phuong Lien - University of Social Sciences and Humanities - Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis: Generally, through the study of Hanoi in "Mùa hè chiều thẳng đứng" ("The Vertical Ray of the Sun") and “Mùa ổi” ("The Season of Guavas") from a cultural perspective. We come to these following conclusions:
- Theoretically, Film and Culture are in a close relationship, in which film is a constituent element of culture. Therefore, cinema cannot stand outside the culture's dominant. Culture works as a tuner. It adjusts every footage to match the regional cultural value that it is building. On the other hand, Film can be seen as a template that preserves traditional values. As a general art form, cinema not only stores it as images, but also sounds and languages. Besides, cinema is also the ambassador that can propagate any cultures. As a result, it is necessary to produce more film projects that have a high cultural mark, to not only preserve but also promote and spread beautiful values.
- Directors in the process of making cinematographic works are influenced by the culture that is in the relationship between culture and cinema. However, that domination does not adversely affect the individual creativity of the artists. Despite reflecting the same object and developing together under the adjustment of culture, each movie has its own intellectual character.
- Hanoi in "Mùa ổi" ("The Season of Guavas") and "Mùa hè chiếu thẳng đứng" ("The Vertical Ray of the Sun") show up with traditional values belonging to the past. Those values are entrusted to each character in a nostalgic way. Facing the choice between traditional and modern, old and new values on the path of integration and development, the directors nostalgically show an attitude of respect and appreciation of the old values.
- Vietnam in general and Hanoi, in particular, are facing a new era: integration and development. With the invasion of urban civilization after the village stronghold, in some areas of the country, the waves of migration took place, leading to the formation of new urban centers. Hanoi culture is formed in a form of sediment accumulated and distilled from generation to generation. People from all over flock to Hanoi, bringing their local culture and behaviors. Together, it refines the most beautiful and "genetically" things from one generation to the next and makes up its own culture. In essence, Hanoi culture is not separate from Vietnamese culture, it is not a particular phenomenon, but a distillation from the general to the feature.
12. Practical applicability, if any: Suggesting the subject of cultural exploitation for Vietnamese cinema and showing the mission of preserving the culture in cinematographic works.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn