TTLV: Ba vòng thành Cổ Loa qua tư liệu khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014

Thứ hai - 11/05/2020 03:15

1. Họ và tên học viên: Đào Thị Mai Huyên                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/01/1991

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/QĐ-XHNV-ĐT Ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: “Ba vòng thành Cổ Loa qua tư liệu khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014”

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học ; Mã số: 60 22 03 17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Hoàng Hiệp – Viện Khảo cổ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn là chuyên khảo đầu tiên về ba vòng Thành Cổ Loa qua kết quả khai quật khảo cổ học từ năm 2007 đến năm 2014.

Luận văn tập trung vào việc tập hợp tư liệu đã điều tra, khai quật khảo cổ học ở ba vòng thành: Thành Ngoại, ụ Hỏa Hồi và Thành Nội, thành - hào thành Trung từ năm 2007 đến năm 2014. Những nội dung chính sẽ được luận văn đi sâu giải quyết đó là:    

- Kỹ thuật đắp thành: Kỹ thuật đắp Thành Ngoại, Thành Trung, thành Nội, ụ Hỏa Hồi. Xác định các lớp đất đắp thành thời An Dương Vương - cách đắp thành: Đào hào lấy đất đắp thành - kỹ thuật gia cố lũy thành: đầm nện, gia cố vật liệu rắn như cuội, sỏi, đá tự nhiên, ngói vụn.

- Về niên đại: Xác định niên đại các lớp đắp thành, gia cố thành ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.

Từ những nội dung trên luận văn sẽ tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng của di tích thành Cổ Loa. Góp phần phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích Thành Cổ Loa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, tìm hiểu về di tích và các di vật liên quan

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

   - So sánh quy mô, cấu trúc, kỹ thuật đắp Thành của Cổ Loa với các công trình đắp tròn tại Việt Nam và Đông Nam Á.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

                                                           INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dao Thi Mai Huyen                         2. Sex: Female.

3. Date of birth: 18/01/1991.

4. Place of birth: Ha Noi.

5. Admission decision number: 3379/QĐ-XHNV-ĐT Dated 19/12/2017 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: No change

7. Official thesis title: The three Co Loa Citadel through archaeological data from 2007 to 2014.

8. Major: Archaeology                   9. Code: 60 22 03 17

10. Supervisors: PhD. Trinh Hoang Hiep, Institute of Archaeology

11. Summary of the relevance of this thesis:

This thesis is the first full mmonograph on the three Co Loa citadel through excavations area Co Loa from 2007 to 2014.

The thesis focuses on the collection of archaeological data, excavations in 3 walls of Co Loa: Inner, Middle and Outer Wall from 2007 to 2014. The thesis is going into depth to solve that:

- Embankment Technique: Technique on building Inner, Middle and Outer Wall . Identify the embankment layers in An Duong Vuong period - how to build the embankment: Dig the trench to get the embankment - the technique of fortification: compaction, solid materials such as pebbles, gravel, natural stone, broken-bricks.
- About dating: Determine the age of the city walls and fortifications at different periods in history.

From the content of the thesis will create a rich and accurate source of material for further study of the appearance and characteristics of the Co Loa citadel.

Contribute to the historical - cultural value of Co Loa citadel in the cause of industrialization and modernization of the country.

12. Practical applicability, if any: may use this thesis makes reference to teaching, learning, learn about the relics and artifacts related.

13. Further research directions, if any

- Compare the scale, structure, embankment technique of the Co Loa Citadel with the circular embankment works in Vietnam and Southeast Asia.

14. Thesis-related publications: no 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây