TTLV: Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Hà Nội

Thứ tư - 19/10/2016 22:10

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Tuyết Nhung                         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/9/1990                                                                  

4. Nơi sinh: TP Sơn La

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                          Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Trang – Giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Sự biến đổi nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, từ cá nhân đến cộng đồng, từ kinh tế đến chính trị đã làm biến đổi tất cả và gia đình cũng không nằm ngoài phạm vi này. Bạo lực gia đình được coi là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách và quá trình phát triển của mỗi cá nhân, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác cho xã hội. Đây là một vấn đề không mới nhưng vẫn luôn luôn nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam.

Đã có rất nhiều công trình, đề tài, nghiên cứu với quy mô khác nhau đã được triển khai để tìm hiểu về BLGĐ ở Việt Nam. Các tác giả đã góp phần cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa chiều về thực trạng BLGĐ ở nước ta qua các thời kỳ. Cùng với đó, nhiều mô hình trợ giúp, nhiều giải pháp can thiệp đã được đề xuất và áp dụng nhằm phòng chống BLGĐ. Các kết luận cũng đã cho thấy, phòng chống và giải quyết BLGĐ là trách nhiệm chung của các cá nhân, ban ngành, tổ chức và của toàn xã hội. Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu những dịch vụ hỗ trợ đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP.Hà Nội nhằm phất triển chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ dưới góc độ Công tác xã hội. Góp phần phản ánh về vấn nạn phụ nữ bị bạo lực gia đình, cùng xã hội đẩy lùi bạo lực gia đình, giúp phụ nữ giảm bớt phần nào những căng thẳng, khủng hoảng từ bạo lực gia đình mang lại khiến họ tự tin hơn để tái hòa nhập với cuộc sống.

Phần lớn nạn nhân của BLGĐ là phụ nữ, người già và trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương trong gia đình. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề BLGĐ do người chồng gây ra với người vợ và tìm hiểu về sự hỗ trợ cửa các dịch vụ hỗ trợ với những phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ từ chồng. Từ những kết quả khảo sát thực trạng các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội TP. Hà Nội, luận văn đã tập trung làm rõ được ba nội dung cơ bản sau:

Một là, từ góc nhìn trong kết quả hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội một lần nữa nghiên cứu đã phác họa thực trạng về quy mô, cơ cấu cũng như chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ đối với phụ nữ đang diễn ra hiện nay.

Hai là, thông qua việc tìm hiểu thực trạng các dịch vụ hỗ trợ và kết quả can thiệp trực tiếp của tác giả với một số nạn nhân đang tạm trú tại đây, đề tài đã tìm hiểu và đưa ra được những đánh giá khách quan về hiệu quả dịch vụ.

Ba là, từ những phân tích, đánh giá về hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ, luận văn đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng cũng như những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ của NVXH với phụ nữ bị BLGĐ. Từ đó, đề tài đã chỉ ra những khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ của NVXH tại đây.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu từ đề tài góp phần kiểm chứng hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ  với những phụ nữ bị BLGĐ tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội đang triển khai hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Tuyet Nhung                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 08/09/1990                               4. Place of  birth: Son La

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Assessment of support  services for the domestic violeted women in Hanoi social work center”

8. Major: Social work                                          Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Dr.Nguyen Thi Nhu Trang - University of Social Sciences & Humanities, Faculty of Sociology

10. Summary of the findings of the thesis:

The change many aspects of economic, political, social, from the micro to the macro, from the individual to the community, from the economy to politics has transformed all the family and is not out of range present. Domestic violence is considered a form of social evil consequences degrees to family life and society, directly affecting the personality and the development of each individual, indirectly created evils seeds and other dangerous crimes to society. This is a new problem, but always hot, attracting the interest of many countries around the world including Vietnam.

Has a lot of work, subjects studied with different scales have been developed to learn about domestic violence in Vietnam. The authors have contributed to give readers a multidimensional view of the state of domestic violence in our country over time. Along with that, many support systems, many interventions have been proposed and adopted to prevent domestic violence. The conclusions also showed that, preventing and addressing domestic violence is a shared responsibility of individuals, departments, organizations and the whole society. The theme focused insight into the support services for women subjected to violence in the family Hanoi social work center to develop the quality and efficiency of services from the perspective of social work. Contributing to reflect about the problem of women suffer domestic violence, social and repel domestic violence, help women reduce tensions somewhat, the crisis of domestic violence brings them more confidence to reintegrate with their lives.

The majority of domestic violence victims are women, children and elderly people - those who are vulnerable in the family. Therefore, within the framework of the thesis research, the author refers only to the issue of domestic violence by husbands with wives and learn about the support services door support to women who are victims of domestic violence from their husbands. From the current situation survey results support services for women who are victims of domestic violence at the Hanoi social work center, gathered essays clarify three basic contents:

First, from the perspective of the operating results of the Hanoi social work center again research has outlined the current situation in terms of size, structure as well as pointing out the causes, consequences of domestic violence against women is happening today.

Secondly, through understanding the real situation and support services results direct intervention of the author with some of the victims are staying here, the subject has to learn and provide the objective assessment service efficiency.

Thirdly, from the analysis and evaluation of the effectiveness of the support services, the thesis points out the factors that influence as well as the limitations, difficulties exist in the implementation of support services NVXH with women of domestic violence. Since then, the topic has shown the necessary recommendations to improve the efficiency of support services NVXH here.

11. Practical applicability, if any:

Research results from the subject contributes proven effective support services for women who are domestic violence at the Hanoi social work center are currently deployed.

12. Further research directions, if any:

Effects of domestic violence on the development of children in the family Vietnam today.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây