TTLV: Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Thứ ba - 18/10/2016 02:54

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Việt Long                    

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/10/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2014  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội.

8. Chuyên ngành:  Công tác xã hội             Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả của luận văn cho ta thấy được thực trạng của việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội để từ đó tôi đã đưa ra một số những giải pháp cho từng lĩnh vực trong cuộc sống của người cao tuổi. Các giải pháp hỗ trợ về vật chất, tinh thần, sức khỏe – y tế đưa ra ở trên có sự phối hợp giữa các lực lượng trong xã hội đó là bản thân người cao tuổi, gia đình, các mối quan hệ bên ngoài gia đình (họ hàng, hàng xóm, láng giềng, ban bè, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, …). Với sự phối hợp chặt chẽ này, việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi sẽ được củng cố ngày càng chặt chẽ hơn. Sự phối hợp thực hiện các giải pháp này thể hiện trong gia đình là con cháu có trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc, quan tâm tới người cao tuổi, ngoài xã hội là các tổ chức từ thiện, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài địa phương giúp đỡ và tạo điều kiện để người cao tuổi được hỗ trợ tốt nhât, nhất là những người cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc sống.  Với Hội người cao tuổi tại địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình của người cao tuổi để có thể nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như những đời sống tinh thần, vật chất của người cao tuổi, từ đó có những biện pháp hỗ trợ thêm cho người cao tuổi. Những biện pháp này giúp cho người cao tuổi tinh thần ngày một thoải mái hơn, lạc quan hơn, và tiếp tục đóng góp sức mình và công công phát triển của đất nước.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ là một gợi ý để nhận thức rõ hơn về người cao tuổi hiện nay trên mọi mặt đời sống: tinh thần, vật chất, sức khỏe – y tế.Thấy được tầm quan trọng của việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi, để từ đó phát huy hơn nữa việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho họ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu liên quan đến Người cao tuổi.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Viet Long                         2. Sex: Male

3. Date of birth: 11/10/1990                           4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH, Dated 31/12/2014 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Social support for elderly pepple in the province Trung Liet ward, Dong Da district, Ha Noi city.

8. Major: Social work                                     Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Associate Professor.Doctor.Nguyen Thi Kim Hoa, Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi.

10. Summary of the findings of the thesis: 

Findings of the thesis show the situation of social support for elderly people in Trung Liet ward, Dong Da district, Hanoi. Based on these findings, some recommendations to improve every aspect of the elderly people’s lives are brought forward. It is essential to establish the cooperation between different stakeholders, including the elderly themselves, their families, and their relationships outside the family (e.g. kinship, neighbours, friends, local authorities, mass organizations…) to provide material, spiritual, health care support to the elderly. Specifically, descendants should take the responsibility to take care of the elderly people in the family. Social political organizations and charitable organizations within and outside the locality should facilitate the best support to the elderly, especially those living in difficult circumstances. Local associations of the elderly should collaborate with local authorities and families of the elderly in order to know about their health situation as well as their material and spiritual lives, thence bringing about practical solutions to improve social support to the elderly. With these supports, the older people will be able to live longer and healthier and continue to contribute to the country’s development.

11. Practical applicability, if any:

Findings of the thesis would be implications for better understanding of the elderly people in every aspect of their lives (material, spiritual and health care), realizing the importance of social support to the elderly, thence further enhancing the social support system to the elderly.

12. Further research directions, if any:

Further research on the elderly people is needed.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây