Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Hồ Thị Tuyết Mai
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/6/1991
4. Nơi sinh: Hồng Châu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thông tin thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, hiện công tác tại - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ các hoạt động dạy nghề đang được triển khai tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì.
Những đặc điểm cơ bản về Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì trong công tác dạy nghề cho trẻ khuyết tật: các em được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề; đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với công việc. Trẻ khuyết tật tham gia học nghề tại trường là các em học sinh đủ 14 tuổi và đã hoàn thành chương trình học văn hóa. Trước khi tham gia học nghề các em được tư vấn hướng nghiệp, định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với sở trường và tình trạng sức khỏe của mình.
Qua nghiên cứu tác giả đã làm nổi bật lên hai hoạt động dạy nghề đang được triển khai tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì đó là nghề may và nghề thêu. Thông qua phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, phương pháp thảo luận nhóm tác giả đã làm sáng tỏ được mục đích, nội dung, phương pháp, hiệu quả của mỗi nghề… Đồng thời tác giả đã chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy nghề cho trẻ khuyết tật của nhà trường từ đó phát huy vai trò của nhân viên CTXH trong phối hợp với giáo viên nhà trường khắc phục khó khăn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Nghiên cứu đã làm sáng tỏ được những hiệu quả trong công tác dạy nghề của nhà trường, từ những sáng tạo về nội dung, phương pháp phù hợp trong dạy nghề cho trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó, tác giả hy vọng mô hình dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì sẽ phát triển và nhân rộng hơn nữa.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mở rộng phạm vi nghiên cứu biện pháp thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER'S THESIS
1. Full name: Ho Thi Tuyet Mai 2. Gender: Female
3. Date of birth: 10/06/1991 4. Place of birth: Hong Chau - Yen Lac - Vinh Phuc
5. Decision of student recognition: 3215/2014/QD-XHNV-SDH Dated 31/12/2014 Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: No
7. Offcial thesis tile: Vocational training activities for disability children at Thanh Tri district children with disabilities school.
8. Major: Social Work Code: 60.90.01.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Nguyen Thi Thu Ha, the teacher at the University of Social - Sciences and Humanities, VNU.
10. Summary of the theses results:
The research results have elucidated the vocational training activities are underway at the School for disability children in Thanh Tri District
The basic characteristics of school for disability children in Thanh Tri district with Vocational training activities for disability children: they are equipped with fairly extensive infrastructure and equipment in service training activities; Teachers are young and enthusiasm for their job. Disability children in this school who are from 14 years old and have completed cultural program. Before joining the vocational training course, students were career-oriented consulted to suit forte and their health condition.
Through the study, authors highlight two vocational training activities at the School of disability children Thanh Tri district that is sewing and embroidery. Through observation, depth interviews, interviews with questionnaires, discussion method, the authors clarify the purpose, content, methods, effectiveness of each profession… At the same time the author has pointed out the advantages and difficulties during vocational training for disabled children of school, thereby promoting the role of social working staffs in collaboration with the school teacher in overcoming difficulties.
11. Practical applicability:
The research have elucidated the effectiveness of the vocational training school, from the creation of content, appropriate methods in vocational training for disabled children. On this basis, the authors hope to model vocational training for disability children of school for disability children in Thanh Tri district will develop and replicate more.
12. Further research directions:
Expanding the scope of the study measure the implementation of the role of staff in social work professionals to improve the efficiency of vocational training for disabled children.
13. Thesis-related publications: NO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn