TTLV: Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX.

Thứ ba - 28/10/2014 06:26

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trương Thị Hải:    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/02/1988.

4. Nơi sinh: Xã Tân Tiến, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

5. Quyết định công nhận học viên số 1883/ QĐ/XHNV-KHSĐH  ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không.

7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX.

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam;             Mã số: 602254

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong quá trình thực hiện Luận văn. Học viên đã bước đầu làm sáng tỏ một số nội dung sau:

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn có rất nhiều biến động. Về đối nội, sự bảo thủ, lạc hậu trong chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn khiến đất nước khủng hoảng trầm trọng. Thái độ, chần chừ dẫn đến bạc nhược hèn nhát, đi ngược với lợi ích dân tộc khiến Việt Nam từng bước mất chủ quyền vào tay tư bản phương Tây. Cuộc khủng hoảng sâu, rộng về nhiều mặt của nhà Nguyễn đã đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm. Trong bối cảnh rối ren đó, xã hội Việt Nam đã xuất hiện hai “dòng cứu nước”: dòng kháng chiến và dòng canh tân.

Nếu như “dòng kháng chiến” chỉ thực sự phát triển từ sau hàng ước Pa-tơ-nốt (1884), với hai đại diện là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường thì “dòng canh tân” đã xuất hiện từ trước khi thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược, ngày càng phát triển và trở thành một trào lưu. Trong cuộc đối đầu của hai nền văn minh nông nghiệp - công nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, nền kinh tế đất nước ngày càng lộ rõ sự yếu kém, bất cập, trên nhiều phương diện. Dòng canh tân đất nước xuất hiện như một hiện tượng đột biến, đặc sắc; vận động cải cách trên nhiều phương diện. Về đối nội, đổi mới các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự… về đối ngoại là sách lược đối phó với thực dân Pháp: chiến, hòa và cầu viện nội lực bên ngoài

Có thể nhận thấy, chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của các sỹ phu Việt Nam đã “rục rịch” từ đầu thế kỷ XIX với những đề nghị chấn hưng đất nước qua việc Nguyễn Công Trứ mộ dân, tiến hành khai hoang hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Tuy nhiên, các đề xuất, hành động này chỉ diễn ra rời rạc, lẻ tẻ. Phải đến nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nguy cơ mất nước hiện hữu; đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện… những đề xuất canh tân mới “ồ ạt” xuất hiện.

Đại biểu của dòng canh tân khá đông đảo, có thể kể đến một số tên tuổi lớn như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch... Ngoài ra còn có các nhà cải cách khác như: Trần Đình Túc, Nguyễn Thông, Đinh Văn Điền… đề nghị cải cách trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao... Những đề xuất canh tân đất nước của họ đã trở thành đòi hỏi bức thiết của thời đại.

Mặc dù ít nhiều có tư tưởng đổi mới và ủng hộ đổi mới song đa phần các bản điều trần, kiến nghị đều bị người đứng đầu triều đình Huế khước từ.

Có nhiều lí giải cho sự thất bại của dòng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX song có thể xem sự thất bại này bắt nguồn từ các nghịch lý mang tính thời đại: giữa tầng lớp sỹ phu tiến bộ với vua quan nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu; giữa chiến tranh và hòa bình; giữa truyền thống và phản truyền thống; giữa lương và giáo; giữa thực và ảo.

Dẫu thất bại song những đề nghị đổi mới cuối thế kỷ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhiều tấn công trực diện vào tư tưởng bảo thủ của nhà Nguyễn, thể hiện trình độ nhận thức mới của người Việt Nam. Chỉ tính từ thời điểm Phạm Phú Thứ dâng sớ phê phán Tự Đức lơi lỏng việc triều chính (1850 - 3 năm sau khi Tự Đức lên ngôi), đến thời điểm Nguyễn Lộ Trạch dâng bài “Thiên hạ đại thế luận” (năm 1892, thời vua Thành Thái), xã hội Việt Nam đã chứng kiến một “dòng thác canh tân” với hàng trăm ý kiến, đề nghị cải cách, tấn công trực diện vào sự lạc hậu, lỗi nhịp của triều đình Huế. Dẫu còn đó không ít quan điểm hoài nghi về sự “viển vông” trong nội dung các đề nghị cải cách (đặc biệt là của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch) thì cũng không thể phủ nhận thực tế: đề xuất canh tân đồng nghĩa với mong muốn vạch ra hướng đi mới cho đất nước mà mục đích của các nhà canh tân, không gì khác là tìm tòi và chỉ ra con đường cứu nước.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: không

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Trương Thị Hải     

2. Sex: Female

3. Date of birth: 03/02/1988        

4. Place of  birth: Bắc Giang city, Bắc Giang province .    

5. Admission decision number: No 1883/QĐ/XHNV-KHSĐH     Dated: October 21, 2010, the principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.     

6. Changes in academic process: No changes           

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title:  In search of the country reform tendency during the late nineteenth century.          

8. Major: Vietnam history  

9. Code:           602254

10. Supervisors: associate professor- doctoral Pham Xanh, University of Social sciences and Humanities.

11. Summary of the findings of the thesis:               

In the end of 19th century, Vietnamese society changed in many espects. In the interior, the administration policy of Nguyen dynasty led this society in a serious crisis. Vietnam was dominated by Western capitalism due to the attitude of Nguyen dynasty. In this context, there were two movement:  resistance and reform.

If the resistance developed after Pattenot agreement in 1884, the reform had appeared before French colonialism invasion to VietNam which was much more developed than ever. The Vietnamese economy was more and more weakness on all aspects. On the circumstances, the reform carried on in many fields such as economy, politic, culture, education, army…In the foreign policy, Nguyen dynasty gave many solutions agaist to French colonialism.

It is clear that, the reform happened with some cases like as: Nguyen Cong Tru extended land of Kim Son district, Ninh Binh and Tien Hai district, Thai Binh… in the first half 19th century. However, their appearion did not focus and gave not good results.

In the late 19th century, French colonialism invaded Vietnamese and nation be suffered by serious crisis all aspects. So, the country reform began to appear. For example, Pham Phu Thu, Nguyen Truong To, Bui Vien…and others like as: Tran Dinh Tuc, Nguyen Thong, Dinh Van Dien….These people gave many national innovations: economic, political, cultured, educational, military…which were responded basic needs of socialty. Nevertheless, most of innovations were denied by Nguyen kings.

There were many reasons explain these failure of country reform tendency during the late nineteenth century such as: conflict between official  and intellectual, conflict between war and peace, conflict between traditional and untraditional, conflict between catholics and non-catholics.

Even though these reform were failure, it affected to thinking of Nguyen dynasty.

     12. Practical applicability, if any: No changes         

13. Further research directions, if any: No changes 

14. Thesis-related publications: No changes                                                                       

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây