TTLV: Khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay

Thứ ba - 07/06/2016 22:46

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Huyền Châm       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/4/1987                                         

4. Nơi sinh: Thái Bình.

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                     Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng, Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về thể loại phỏng vấn và bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về dạng phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam.

Luận văn khảo sát các khía cạnh nội dung và hình thức của các tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên các báo Thể thao - Văn hóa cuối tuần, Lao động cuối tuần và Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014) qua các yếu tố: số lượng và quy mô bài phỏng vấn, nhân vật, câu hỏi, đầu đề, sapo, thông tin bổ trợ khác và các khía cạnh nội dung phản ánh.

Luận văn nêu ra những vấn đề còn tồn tại của tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài phỏng vấn, thu hút sự quan tâm của độc giả.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đến các cơ quan báo chí, những người làm báo trong việc nhận thức đúng về đặc trưng thể loại, vai trò, vị trí của phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in. Không chỉ dừng lại ở đó còn thấy được những tồn tại từ thực trạng tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung và lý giải nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn trên hệ thống báo in ở nước ta.

Công trình cung cấp cho nhà báo những kĩ năng thể hiện tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên trang báo để đạt hiệu quả thông tin với sự kết hợp nhiều yếu tố như: đầu đề, sapô, box thông tin, ảnh, tít phụ… Sự kết hợp giữa các cửa thông tin một cách hiệu quả sẽ khiến bài phỏng vấn khắc họa chân dung trở nên sinh động và có dấu ấn trong mắt bạn đọc.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn về phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in cho thấy việc đầu tư nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn là một hướng đi thiết thực, góp phần thúc đẩy sự đổi mới, chuyển biến của báo in trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt với truyền hình, phát thanh, đặc biệt là với báo mạng điện tử hiện nay, nhằm phát huy thế mạnh và khẳng định vị thế của báo in trong đời sống báo chí nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu về phỏng vấn khắc họa chân dung ở các loại hình báo chí dưới góc nhìn so sánh để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của phỏng vấn khắc họa chân dung ở các loại hình báo chí.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Huyen Cham                  2. Sex: Female 

3. Date of birth: April 8, 1987                            4. Place of birth: Thai Binh

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: Portraying through interviewing in Vietnam newspapers today

8. Major: Newspapers and magazines               Code: 60.32.01.01

9. Supervisor: Prof.DSc. Do Quang Hung – Department of Political Science, University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis summarizes the general theoretical bases of the interview genre and supplements, develops some theoretical questions of the interview in the portrayal genre in Vietnam newspapers.

The thesis surveys the aspects of form and content of interview in the portrayal genre in the The thao-Van hoa cuoi tuan, Lao dong cuoi tuan and the special issues of An ninh the gioi giua thang - cuoi thang (from January 2012 to December 2014) through the factors: the number and length of interviews, characters, questions, titles, sapo, other supplementary information, and the aspects of the contents represented.

The thesis points out the shortcomings of interview in the portrayal genre in printed newspapers in Vietnam at the present time and proposes solutions to improve interview quality and attract the reader’s interest.

11. Practical applicability:

This project gives a panoramic view over in the  portrayal genre in Vietnam newspapers at present. The findings of the studies based on the theory and practice of the thesis will exert influence on the press agencies, journalists and media workers in recognizing correctly the specific features, role, position of the interview in the portrayal genre in printed newspapers. Not only restricted to that, but also in identifying the shortcomings from the real situation of interview in the portrayal genre and explaining the causes, from that to proposes solutions to improve interview works in our country’s printed newspapers.

The project provides journalists with skills at representing interview in the portrayal genre newspapers to achieve information efficiency, in combination with numerous factors such as titles, sapo, information boxes, pictures, sub-tiles…The efficient combination between information gates will make interview in the portrayal genre lively and have their hallmarks in the reader’s eyes.

The findings of the studies of interview in the portrayal genre in printed newspapers have shown that the investment in improving interview work quality is practical way to help push forward innovation of printed newspapers in the period of competing stiffly with radio and television, especially with cyber, electronic newspapers at present, in order to bring the advantages into play and assert the position of printed newspapers in press life as a whole.

12. Further research directions:

To continue studying interview in the portrayal genre in various genres of newspapers and magazines from the comparative angles, from that to point out the homogeneities and differentiations of interview in the various portrayal genres of newspapers and magazines.

13. Thesis-related publications: N/A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây