TTLV: Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba (1992-2016)

Chủ nhật - 12/06/2016 23:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Quỳnh Hương         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/10/1984                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba (1992-2016)

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế          Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Thành - Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Hoa Kỳ là một quốc gia luôn bộc lộ tham vọng bá chủ ở cả phạm vi khu vực và thế giới. Chính sách ngoại giao này của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến Cuba – nước láng giềng của mình, thay đổi theo từng giai đoạn và nó phụ thuộc vào từng đặc điểm và mục tiêu của các đời Tổng thống trong giai đoạn đó. Mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trước đây là mối quan hệ mang tính chất đối đầu, thù địch do sự khác biệt về ý thức hệ và lợi ích quốc gia.

Trong bối cảnh hiện nay, khi xu thế đối đầu dần được thay đổi bằng xu thế đối thoại, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba cũng có những chuyển biến tích cực . Kết quả là Hoa Kỳ - Cuba bình thường hóa quan hệ ngày 17/12/2014 sau 18 tháng đàm phán bí mật với sự giúp đỡ trung gian của Tòa thánh Vatican và Canada – nơi diễn ra họp kín giữa hai nước. Đây là thời điểm phù hợp mở ra một trang mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Hoa Kỳ đã nới lỏng các lệnh cấm đi lại đến quốc đảo này, cho phép thiết lập mối quan hệ liên ngân hàng giữa hai nước và mở cửa cho việc xuất khẩu thiết bị viễn thông, nông nghiệp và xây dựng sang Cuba.  Lý do Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Cuba vào thời điểm này là do, thứ nhất, Hoa Kỳ lo sợ sự ảnh hưởng của Nga đối với Cuba, thứ hai, giá trị chiến lược của Cuba thứ ba, Hoa Kỳ muốn áp dụng chiến lược mới của Washington đối với La Habana dù hòa dịu hơn, song vẫn bao hàm ý đồ “thay đổi chế độ” , thứ tư, củng cố lại vai trò của mình tại Mỹ Latinh.

Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không những mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên, mà còn tác động đến các mối quan hệ trong khu vực Mỹ Latinh và các nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh các lợi ích đó vẫn tồn tại những thách thức và khó khăn. Cuối năm 2016 là thời gian Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ, liệu tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ có tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước trong khi thái độ của những ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tham gia bầu cử tổng thống Hoa Kỳ khi họ đều phản đối với sự ấm lên trong quan hệ Hoa Kỳ - Cuba?

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

- Nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba sẽ giúp giải mã được nhiều vấn đề trong quan hệ chính trị quốc tế và từ đó đưa ra được dự báo về cục diện chính trị thế giới.

- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành quan hệ quốc tế, chính trị học….và cho những người quan tâm đến các vấn đề chính trị quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Quan hệ Hoa Kỳ - Cu ba: Lịch sử và triển vọng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Thấy gì qua cơn “địa chấn chính trị” trong cuộc bầu cử nghị viện Châu Âu 2014, Tạp chí đối ngoại, 2014

Một tương lai mới cho quan hệ Mỹ - Cuba, Tạp chí đối ngoại, 2015

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Quynh Huong                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/10/1984                              4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 31/12/2014 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi (VNU)

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: US – Cuba relations (1992 – 2016)

8. Major: international relation                           Code: 60.31.02.06

9. Supervisor: Pham Quoc Thanh, PhD. Faculty of Political science, the University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

The United States is a country that always showed hegemonic ambitions in the area, and the world. This foreign policy of the United States has affected Cuba - his neighbor, changes in phases and it depends on the characteristics and objectives of the president during that period. Former US – Cuba relations were the confrontational, hostile relationship nature due to the differences in ideology and national interests.

In this context, the trend is gradually changing confrontation into dialogue trend, the US - Cuba relations there are positive changes the US - Cuba relations. As a result, the US and Cuba normalized relations on the date 17.12.2014 after 18 months of secret negotiations with the mediation help of Vatican and Canada - where the closed meeting between the two countries took place. This is the right time to open a new page in diplomatic relations between the two countries, the United States has loosen the ban on travel to the island, which allows establishing  inter-bank relationships between the two countries and opens the door for the export of telecommunication equipment, agriculture and construction to Cuba. The reason why the United States normalized relations with Cuba at this time is because: first, the United States fears the influence of Russia on Cuba; second, Cuba's strategic value; third, the United States wants to apply Washington's more peaceful new strategy for  Havana, but still implies to change the regime in Cuba; forth, the United States wants consolidate its role in Latin America.

The normalization of relations between the two countries not only brings good benefits for both parties, but also impacts on the relationships in Latin America and other countries around the world. Besides these benefits there still exists a lot of difficulties and challenges. At the end of 2016, President Obama ends his term, whether the next president of the United States can continue to address the issues related to bilateral relations, while the Republican representative candidate in the US presidential election opposes the warming of US – Cuba relations?

 11. Practical applicability, if any:

-  Researching the relationship between the US and Cuba will help decipher a lot of issues in international political relations, and on the basis it is possible to give the forecast to world politics.

- The thesis will be the document of reference for learning, studying for students of international relations, political sciences,... and for those who are interested in international politics issues. 

12. Further research directions, if any:

US – Cuba relations: history and prospect.

13. Thesis-related publications:

- What do you see through the "political seismic" in the European parliamentary election in 2014,  Foreign magazines (2014)

- A new future for US – Cuba relations, Foreign magazines (2015)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây