TTLV: Những motif hiện sinh trong truyện và tiểu thuyết của F. Dostoevsky (Bút kí dưới hầm, Tội ác và trừng phạt)

Thứ năm - 09/06/2016 00:46

   THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Giang                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày, tháng, năm sinh: 28/10/1987                                     

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  không

7. Tên đề tài luận văn: Những motif hiện sinh trong truyện và tiểu thuyết của F. Dostoevsky (Bút kí dưới hầmTội ác và trừng phạt).

8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài          Mã số: 60.22.01.45

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở xác định mối liên hệ thẩm mỹ trong sáng tác của F. Dostoevsky đối với triết học hiện sinh, đặc biệt là khuynh hướng triết học hiện sinh tôn giáo và khảo sát các motif hiện sinh: cá nhân, xã hội, ý nghĩa của tồn tại tự do trong hai tác phẩm của F. Dostoevsky thuộc hai thể loại được sáng tác liền mạch là truyện Bút kí dưới hầm (1864) và tiểu thuyết  Tội ác và trừng phạt (1866), luận văn đã biện giải những luận điểm sau:

- Về vấn đề cá nhân: Qua số phận các nhân vật trong hai tác phẩm, F. Dostoevsky đã cảnh báo sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ phi lý, thờ ơ với tất cả nổi loạn vô chính phủ.

- Về xã hội: F. Dostoevsky chống lại chủ nghĩa cá nhân vị kỷ gây phương hại đến sự đoàn kết của con người nhưng nhà văn cũng phản đối chủ nghĩa tập thể thế tục, cào bằng mọi cá nhân, cá tính.Không có sự thay đổi những quan hệ xã hội đang ngự trị thì cũng không thể khắc phục được tình trạng xa lánh, ghẻ lạnh giữa các cá nhân.

- Về ý nghĩa sự tồn tại của con người: câu trả lời cho vấn đề cá nhân bị mất ý nghĩa, ý thức  về sự tồn tại chỉ có thể tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống qua đối thoại, hiệp thông với Chúa.

- Về tự do và trách nhiệm của cá nhân: F. Dostoevsky chống lại thứ tự do tuyệt đối, bỏ qua mọi trách nhiệm. Theo ông, tôn giáo nói chung, chính thống giáo nói riêng có khả năng giúp con người thiết lập một hệ thống “cấu trúc” trách nhiệm cá nhân. Vì thế, tự do đứng ngoài niềm tin tôn giáo thì nó sẽ sinh ra hỗn loạn, tội ác.

Từ những biện giải trên, luận văn đi đến khẳng định rằng giữa F. Dostoevsky và các triết gia hiện sinh chỉ giống nhau ở cách đặt vấn đề nhưng khác nhau ở  giải pháp đề xuất cho những vấn đề hiện sinh của con người.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành Văn học nghiên cứu về nhà văn F. Dostoevsky.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

 

INFORMATION ON MASTER’ THESIS:

1. Full name: Nguyen Thi Thu Giang                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/10/1987                              4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission Decision No. 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30th, 2013 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:  none

7. Official thesis title: The existential motifs in stories and novels written by F. Dostoevsky (Notes from Underground, Crime and Punishment) 

8. Major: Foreign Literature                               Code: 60.22.01.45

9. Supervisor: Assoc. Prof. PhD Pham Gia Lam, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the finding of the thesis:

On the basis of determining the aesthetic relationship in compositions of F. Dostoevsky for existential philosophy, especially the tendency religious existential philosophy and surveying existential motifs: the individual, society, the meaning of freedom exist in two compositions with two categories composed seamlessly by F. Dostoevsky; they are the story named Notes from Underground (1864) and the novel named Crime and Punishment (1866), the thesis has explained the following theoretical points:

- Regarding to personal matters: Through the fate of the characters in two compositions, F. Dostoevsky has warned of the danger of unjustified selfish individualism, indifference to all and anarchic rebellion.

- Regarding to society: F. Dostoevsky has opposed the selfish individualism which is detrimental to the solidarity of the human but the writer also opposed secular collectivism, which removes every individual and personality. If social relations that are reigning are not changed, the state of alienation and estrangement between individuals can not be remedied.

- Regarding to the meaning of human existence: this is the response for the matter that individual loosing meaning and sense of existence can only find the true meaning of life through the dialogue and communion with God.

- Regarding to individual’s freedom and responsibility: F. Dostoevsky has opposed the absolute freedom, skipping all responsibilities. According to him, religion in general and the orthodoxy in particular, have the ability to help people set up a system of personal responsibility “structure”. Therefore, the freedom staying out of religious beliefs will generate chaos, crimes.

On basis of explanations mentioned above, the thesis has asserted that the similarity between F. Dostoevsky and existential philosophers is in placing the issue, the difference is in the proposed solution to problems of human existentialism.

11. Practical applicability:

References for students, learner in the field of literature.

12. Further research directions: None

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây