TTLV: Sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình

Chủ nhật - 05/06/2016 23:50

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Thái Mỹ Dung

2. Giớitính: nữ

3. Ngàysinh: 16/01/1982

4. Nơisinh: huyện Vũ Quang – tỉnh Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình

8. Chuyên ngành: Báo chí học                       Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung – Phó Giám đốcTrung tâm nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông - Giảng viên Khoa Báo chí và truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình là đề tài mang tính cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các loại hình truyền thông. Hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung, sáng tạo trong thể hiện tác phẩm truyền hình nói riêng đang thường xuyên phải đối diện với áp lực đổi mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu riêng về bản đồ tư duy và quy trình sáng tạo truyền hình, tuy nhiên việc nghiên cứu hai khái niệm này có sự liên quan với nhau như thế nào thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể. Từ đối tượng nghiên cứu là việc sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình, tác giả đã phối hợp với các ê kíp làm truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc hội của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnhtiến hành các thực nghiệmtừ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016. Trên cơ sở lý luận chung về báo chí truyền hình, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện Luận văn. Qua đó đề xuất các giải pháp mang tính khoa học đểviệc sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình vừa phát triển phù hợp với bối cảnh truyền thông hiện đại, vừa phù hợp với quá trình tác nghiệp của các phóng viên truyền hình. Luận văn có giá trị tham khảo về mặt lý luận và sáng tạo trong thực tiễn hoạt động của lĩnh vực truyền hình nói chung và truyền hình địa phương nói riêng.

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Phương pháp bản đồ tư duy và ứng dụng trong tác nghiệp báo chí truyền hình. Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phương pháp bản đồ tư duy,quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình và những hiệu quả của bản đồ tư duy khi ứng dụng vào việc sáng tạo tác phẩm truyền hình.Từ khái niệm phương pháp bản đồ tư duy là gì và khẳng định hiệu quả của nó ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên thế giới, tác giả đã đối chiếu với quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình để thấy được những lợi ích căn bản của việc sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình. Đây là khung lý thuyết quan trọng để tác giả tiến hành thực nghiệm việc ứng dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình ở chương 2.

Chương 2: Thực nghiệm phương pháp bản đồ tư duy trong quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình.Trong chương này, trên cơ sở các kiến thức đã nghiên cứu của tài liệu sơ cấp và thứ cấp để xây dựng nền tảng khung lý luận, tác giả luận văn đã tập trung làm nổi rõ các vấn đề liên quan đến thực nghiệm trong ứng dụng bản đồ tư suy để sáng tạo tác phẩm truyền hình. Thông qua việc giới thiệu mô hình thực nghiệm, phân tích quá trình triển khai áp dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình và kết quả cho thấy hiệu quả, tính ưu việt khi so sánh việc ứng dụng bản đồ tư duy và không ứng dụng nó trong quá trình thực hiện và triển khai từ thực tế.Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất giải pháp và nâng cao hiệu quả tác nghiệp báo chí truyền hình bằng phương pháp bản đồ tư duy.

Chương 3: Nâng cao hiệu quả tác nghiệp báo chí truyền hình bằng phương pháp bản đồ tư duy.Trong chương này, sau khi nghiên cứu cụ thể những thực nghiệm của quá trình sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình của các nhóm đối tượng thuộc Đài trung ương, địa phương, và truyền hình Quốc hội, tác giả luận văn đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý từ quá trình thực nghiệm của những nhóm ekip thực hiện thường xuyên và thực hiện lần đầu. Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tác nghiệp báo chí truyền hình bằng phương pháp bản đồ tư duy.

11. Khảnăngứngdụngtrong thựctiễn:

Việc lựa chọn và bắt tay vào nghiên cứu đề tài sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình thực sự là một vấn đề cần quan tâm trong đời sống báo chí hiện nay.Bằng những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn, Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các phóng viên đã, đang và sẽ có ý định sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giúp nhìn nhận những cái được, những tồn tại hạn chế mà quan trọng thông qua nghiên cứu thực nghiệm, khảo sát, phỏng vấn từ đó có cái nhìn toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng sáng tạo tác phẩm truyền hình bằng phương pháp mới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài Luận văn gợi mở những góc độ tiếp cận mới mẻ, nhiều hướng nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng bản đồ tư duy trong sáng tạo tác phẩm truyền hình. Với đề tài này, tác giả mong muốn góp phần mang đến cho mọi người, đặc biệt là các đồng nghiệp trong ngành truyền hình những kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, cụ thể hơn về bản đồ tư duy. Từ đó có thể áp dụng vào công việc nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của phóng viên và chất lượng các chương trình truyền hình, phục vụ công tác tuyên truyền có hiệu quả ở các đài truyền hình.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION OF MASTER'S THESIS

1. Full name of student:  Thai My Dung       2. Gender: female

3. Date of birth: 16/01/1982                        4. Place of birth: Vu Quang district - Ha Tinh Province

5. Decision to recognize higher education learner: 2998/2013/QD-XHNV-SDH December 30, 2013 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Name of dissertation: Using the mind maps to create TV works

8. Major: Journalism                                  Code: 60.32.01.01

9. Scientific Officer: Ph.D Bui Chi Trung - Deputy Director of the Center for Business Journalism and Communications - Lecturer Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities -  National University, Hanoi

10. A summary of the thesisresults:

Using the mind maps to create TV worksisan urgent subject in the context of fierce competition between media types. Creativity of TV activities in general, creativity ofexpressingtelevision works in particular are often faced the renewed pressure. There have been many individual studies of mind map and television creative process, but the study of two concepts are involved with each other, then there is no research that refers specifically. The object of study is usingmind maps to create works in television, the author has collaborated with the TV crew as Vietnam Television Station, Parliament's TV channel, Voice of Vietnam and Radio Broadcasting Ha Tinh conduct experiments from January 2015 to April 2016. Based on the general theory of television journalism, the authors have used the specific research methods to perform thesis. Thereby proposing the scientific solutions to the usage of mind maps in creative television work has developed in line with the modern media context, in line with the business processes of reporters television. Thesis has valuable reference in theoretical and practical creative activity in the field of television in general and television localities in particular.

Apart Introduction, Conclusion, References, Appendix, Thesis consists of 3 chapters. As follows:

Chapter 1: The method of mind maps and applications in TV journalism. In this chapter, the author has codified the basic theory of mind map method, the process creating a work report TV media and the effects of using the mind maps when applying in theTVworks. From the concept of mind map method and its effectivenessin many branches, in  many areas of the world, the authors compare them with the production process ofTV works in order to see the benefits  of using the mind maps in creative television works in chapter 2.

Chapter 2: Experimental methods of mind maps in production processes television works. In th

In this chapter, on the basis of knowledge studied at primary and secondary levels to build the foundation of theoretical framework, the authors highlighted the issues related to the application experiments to create TV works. Through the introduction of the experimental model, analyzing the process of mind maps applicationintelevision works and the results show the effectiveness and the advantages when compared to apply the mind maps  and do not apply it during the implementation and the deployment from the reality. This is an important basis for the author to propose the solutions and improve the efficiency of television journalism by means of mind map method.ly it

Chapter 3: Improving the efficiency of television journalism by means of a mind map. 

In this chapter, after studying the experimental process using mind maps to create TV works of the target groups of the central radio, local TV and Parliament TV, the author has drawn experience from the experimental process performed regularlyand performed for the first time . At the same time, the author also boldly propose specific solutions to improve the operational efficiency of the media by means of a mind map method.

11. Usability in Practice:

The selection to study the topic of using mind maps in creative television work is a matter of concern in the life of the press today. By the results of the study coming from the  theory and the reality, the topic will be useful reference for reporters who have intention to use mind maps to create works in television. It not only makes sense in the helps recognize the advantages as well as the limitations through empirical research, but also surveys, interviews for a comprehensive view,which contributes to improving the quality of creative works by new methods.

12. Further research directions:

Thesis topic suggests new approaches, more in-depth research on the usage of mind maps to create works in television. With this topic, the author wishes to contribute to bringtheoretical knowledge as well as practicalknowledge, more specific about mind maps for people, especially the television industry peers. Thereby,  people can apply to work in order to improve the innovative capacity and quality reporter television programsserving the propaganda services effectively in the broadcaster.

13. The announced projects related to the thesis: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây